Cảnh giác với bệnh thủy đậu vào mùa

4.000 ca thủy đậu được ngành y tế ghi nhận trong 3 tháng đầu năm, song thực tế con số này có thể cao hơn do bệnh truyền nhiễm lành tính nên người dân thường tự điều trị tại nhà.

Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, các tỉnh có số bệnh nhân thủy đậu cao là Nghệ An, Hà Nội, Thái bình, Yên Bái, Lâm Đồng, Đà Nẵng... Dự báo số ca bệnh sẽ tiếp tục tăng cao.

Là bệnh lành tính song thủy đậu có thể gây nguy hiểm với cho thai nhi khi mẹ mang thai mắc bệnh, có thể gây sảy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi. Trẻ sơ sinh mắc thủy đậu lây truyền từ mẹ diễn biến cũng rất nặng nề do virus tấn công.


Cả người lớn và trẻ nhỏ đều có thể bị thủy đậu. (Ảnh: N.P)

Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng cấp tính toàn thân do virus varicella zoster. Khi đã mắc bệnh, con người sẽ có miễn dịch lâu dài suốt đời và ít khi bị lại lần hai. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp tái nhiễm có hay không có biểu hiện lâm sàng. Bệnh thường xuất hiện vào cuối đông đầu xuân, kéo dài sang hè.

Mới đầu trẻ có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, 24-48 giờ sau bắt đầu sốt. Đến ngày thứ 3 của bệnh bắt đầu xuất hiện phát ban trên da, thường toàn thân, tập trung nhiều ở vùng đầu mặt, mới đầu là mụn rát đỏ, sau vài tiếng đồng hồ nốt nổi phỏng trên da. Trong 24-48 giờ những nốt này chuyển thành dạng phỏng nước, căng, thường trong, kích thước 3-10 mm.

Nhiều cha mẹ sai lầm khi cho rằng bé bị thủy đậu phải tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió nên không tắm, lau rửa cho trẻ. Nhiều trẻ bị biến chứng viêm da bội nhiễm, nặng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết vì không giữ vệ sinh tốt. Thay vào đó, cha mẹ tắm cho con bằng nước ấm, chú ý không tắm lâu như khi trẻ khỏe mạnh. Tránh gãi vì dễ làm nốt phỏng bị vỡ, dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn.

Bệnh lây lan rất nhanh, virus có trong nước bọt khi người bệnh ho, nói bắn virus ra xung quanh. Ngay trong thời kỳ ủ bệnh, tức trước khi ban xuất hiện đã có thể lây bệnh cho người khác. Bệnh lây mạnh nhất vào thời điểm trước sốt 4 ngày và sau sốt 4 ngày. Vì thế, cần cách ly trẻ với những người khác chưa có miễn dịch. Tốt nhất là cho trẻ nghỉ học đến khi khỏi hẳn để tránh lây lan. Cha mẹ khi chăm sóc trẻ cũng cần chú ý để tránh không bị lây bệnh. Những đồ dùng như quần áo, khăn mặt của người bệnh cần được ngâm giặt bằng xà phòng, phơi nắng, là ủi. Người lớn có thể lây bệnh của trẻ hoặc trở thành trung gian truyền bệnh.

Nếu thấy nốt phỏng dạng nước đục chứ không trong nghĩa là có bội nhiễm vi khuẩn; hoặc trẻ ho, sốt tăng trở lại, đau đầu, nôn, chậm chạp hơn... thì cần đưa đến bệnh viện. Rất có thể trẻ đã bị một trong các biến chứng hay gặp như viêm da, viêm phổi, viêm não - màng não.

Tiêm phòng văcxin thủy đậu là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh. Văcxin tiêm lúc trẻ một tuổi trở lên.

Cập nhật: 30/03/2016 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video