Cảnh giác với độc dược từ loài hoa "hơi thở của quỷ"

Hơi thở của quỷ - Độc dược bào chế từ cây Borrachero tác động đến thần kinh trung ương làm tê liệt lý trí nên nhiều tội phạm thế giới dùng để thôi miên cướp tài sản. Trên thế giới “Hơi thở của quỷ” được biết đến như một loại thuốc gây mê không màu, không mùi và không vị. Khi bị trúng phải những loại thuốc gây mê này, nạn nhân thường rơi vào trạng thái vô thức và bị bọn tội phạm lợi dụng để thực hiện các vụ trộm cắp.

Tìm hiểu chất độc gây ảo giác từ cây "hơi thở của quỷ"

3 người Trung Quốc vừa bị bắt tại Pháp do nghi ngờ sử dụng scopolamine, một loại ma túy cực mạnh có nguồn gốc từ Colombia, thường được mệnh danh là "hơi thở của quỷ", để thôi miên và trộm cướp tài sản. Theo Telegraph, với thủ thuật thổi chất độc được chiết xuất từ một loại hoa vào mặt nạn nhân, 3 người này đã thực hiện hàng loạt vụ cướp tại Paris và đánh cắp số tài sản ước tính hàng triệu USD. Các nạn nhân tuổi từ 42 đến 59 đã trình báo với cảnh sát rằng sau khi bị thổi chất bột trắng vào mặt, họ rơi vào tình trạng mơ màng và làm theo mọi chỉ dẫn của kẻ xấu. Khi bừng tỉnh, nạn nhân phát hiện mất toàn bộ tài sản trên người.


Tội phạm sử dụng độc dược chiết xuất từ cây Borrachero để thôi miên cướp tài sản. (Ảnh: Telegraph).

Đại diện Trung Quốc xác nhận 3 người bị bắt là thành viên Hội Tam Hoàng, một băng đảng tội phạm quốc tế đang bị truy bắt gắt gao. Nhiều tên cướp khác trong nhóm này đã bị truy bắt tại Trung Quốc và Hàn Quốc. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tội phạm hành nghề tương tự với thủ đoạn tinh vi tương tự trên khắp thế giới vẫn chưa bị phát giác.

"Hơi thở của quỷ" hay scopolamine là một loại ma túy cực mạnh chiết xuất từ hạt của cây Borrachero, một loại hoa đẹp có nguồn gốc ở Nam Mỹ. Scopolamine được sản xuất chủ yếu ở Colombia. Thông qua một quá trình bào chế tỉ mỉ, hợp chất thu được cuối cùng là một loại bột trắng gần giống với cocaine.

Giáo sư - tiến sĩ Võ Văn Chi, tác giả cuốn "Từ điển cây thuốc Việt Nam", khẳng định Borrachero chính là cây cà độc dược cảnh ở Việt Nam, một số địa phương gọi là hoa loa kèn. Cây có tên khoa học Brumansia Suaveolens (Wild), thuộc họ cà Solanaceae, gốc ở Mexico và Peru, được nhập về trồng ở Đà Lạt, Nghệ An.


Scopolamine có khả năng gây ức chế thần kinh, tạo ảo giác. (Ảnh: Telegraph).

Trong thế chiến thứ II, bác sĩ Joseph Mengeles thuộc quân đội Đức Quốc Xã gọi scopolamine là "thiên sứ tử thần" do tác động cực mạnh đến hệ thần kinh trung ương. Lúc bấy giờ, scopolamine được biết đến như loại hóa chất tối mật chuyên dùng trong các cuộc thẩm vấn điều tra. Sopolamine có thể khiến nạn nhân nửa tỉnh nửa mê trong vòng 24 giờ, nếu dùng với liều lượng lớn sẽ gây suy hô hấp, thậm chí tử vong. Hồ sơ những vụ án gây rúng động thế giới ghi chép rằng năm 1910 tên giết người khét tiếng Dr Crippen đã giết vợ bằng cách cho ngửi sopolamine rồi bỏ trốn sang Canada.

Ngày nay giới tội phạm thường sử dụng scopolamine để cướp tài sản, hãm hiếp hay trộm cắp nội tạng... Nạn nhân sẽ vô thức phục tùng ý muốn của kẻ thủ ác nhưng không thể nhớ bất cứ điều gì khi tỉnh dậy. Đáng sợ hơn, với đặc tính không mùi và dễ tan, scopolamine có thể được ngụy trang dễ dàng trong đồ ăn và thức uống.

Vì vậy các chuyên gia khuyến cáo mọi người hãy đề phòng, nâng cao cảnh giác để tự bảo vệ bản thân: Không nhận thức uống từ người lạ, cẩn thận khi tiếp xúc với người lạ trên phố, tránh đi lại một mình ở khu vực vắng người...

Cập nhật: 22/12/2016 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video