Núi lửa đáng sợ hơn thiên thạch

Nhiều người lo sợ ngày tận thế của trái đất sẽ đến khi thiên thạch đâm vào hành tinh của chúng ta. Tuy nhiên, các siêu núi lửa còn đáng sợ hơn các thiên thạch rất nhiều lần.

Từ trước tới nay, mọi người thường nghĩ phải mất hàng ngàn năm mới đủ để hình thành những ngọn núi lửa khổng lồ, và những núi lửa này bị "nhốt" dưới lớp vỏ trái đất thêm hàng ngàn năm nữa trước khi gây ảnh hưởng tới hành tinh.

Nhưng một nghiên cứu mới chỉ ra rằng, những trận phun trào núi lửa thảm khốc, với mức độ tàn phá lớn hơn nhiều lần so với trận phun trào mắc ma ở Đỉnh St. Helens năm 1980, có thể xảy ra chỉ vài trăm năm sau khi núi lửa hình thành.

So với một sự kiện tầm cỡ như thế thì các cuộc chiến tranh nhiệt hạch hay trái đất ấm lên chẳng có nghĩa lý gì, vì siêu núi lửa có thể bắn lên không trung hàng tấn bụi và che lấp ánh sáng mặt trời. Hậu quả sẽ là trái đất phải trải qua nhiều năm ròng với nhiệt độ lạnh giá, xóa sổ hàng triệu loài động thực vật. Một siêu núi lửa phun trào 250 năm trước được tin là nguyên nhân gây ra thảm họa tuyệt chủng hàng loạt lớn nhất trên trái đất, xóa sổ 95% tất cả các loài động, thực vật. Một vài nhà khoa học còn cho rằng chính núi lửa, chứ không phải thiên thạch, đã khiến khủng long biến mất 65 triệu năm trước.


Mối đe dọa với trái đất có thể nằm ngay dưới chân chúng ta.

Nhưng có khả năng một siêu núi lửa sẽ phun trào hay không? Cho tới nay thì không nhà khoa học nào có thể khẳng định. Siêu núi lửa phun trào là kết quả của quá trình tích lũy một bể dung nham lớn ở độ sâu cách mặt đất vài dặm. Cho đến nay thì chưa có bể dung nham nào lớn như vậy được hình thành trên trái đất và sẽ phun trào trong tương lai gần.

Các nhà khoa học nhiều năm nay vẫn nghĩ rằng khi một bể dung nham lớn như vậy được hình thành thì nó sẽ ở trong lòng đất hàng ngàn năm trước khi phun trào. Nhưng một nghiên cứu mới của các nhà địa chất học ở ĐH Vanderbilt và ĐH Chicago (Mỹ) cho thấy quá trình này xảy ra nhanh hơn nhiều, có thể chỉ mất vài trăm năm.

Nghiên cứu này dựa trên sự hình thành các tinh thể trong mắc ma nóng chảy phân rã với tỷ lệ biết trước, từ đó có thể suy ra nhiều sự kiện trong lịch sử núi lửa.

Theo nhóm nghiên cứu, các nhà khoa học trước đây xem xét sự phân rã của zircon, khoáng chất rất phổ biến trong đá núi lửa, và kết luận rằng những bể mắc-ma khổng lồ có thể tồn tại khoảng 100.000 năm. Nhưng nhóm nghiên cứu ở ĐH Vanderbilt và ĐH Chicago xem xét quá trình kết tinh của thạch anh, khoáng chất có nhiều nhất trong lớp trầm tích núi lửa, từ đó kết luận rằng một bể mắc-ma khổng lồ chỉ tồn tại trong lòng đất trong thời gian bằng 1/10 so với dự đoán trước đây, và có thể chỉ khoảng 500 năm.

Dự đoán này khiến nguy cơ từ các siêu núi lửa nghe đáng lo ngại hơn, nhưng các nhà khoa học cho rằng chẳng có lý do gì để hoảng sợ.

Nhóm nghiên cứu đã khảo sát lớp trầm tích ở lòng chảo núi lửa Long Valley ở đông bắc California, nơi xảy ra trận phun trào cực lớn, thổi tung 150 dặm đất đá nung chảy vào không trung, bao trùm phần lớn Bắc Mỹ bởi bụi nóng. Điều đó xảy ra 760.000 năm trước, nhưng địa điểm này nhiều năm sau vẫn khiến các nhà khoa học lo lắng.

Nền địa chất ở Long Valley bắt đầu trở nên bất thường vào năm 1978, khi một trận động đất mạnh 5,4 độ richter làm rung chuyển khu vực phía đông nam của vùng lòng chảo, cho thấy nó có thể thức giấc bất kỳ lúc nào. Các năm tiếp theo đều xảy ra một vài trận động đất nhỏ.

Khoảng hai thập kỷ trước, cây cối bắt đầu héo ở khu vực núi Mammoth do một lượng carbon dioxide tỏa ra từ mắc-ma, Cục khảo sát địa chất Mỹ (USGS) cho biết.

Ngày nay, vùng lòng chảo này có vẻ yên bình, dù cũng xảy ra một vài hoạt động địa chất nhỏ, nhưng đây vẫn là ngọn núi lửa đáng lưu ý nhất trên hành tinh. Các nhà khoa học ở USGS đang rất lưu tâm về nó, đo lường mọi thay đổi, và khẳng định những người dân sống ở California không cần lo lắng.

Ngoài ra, các nhà khoa học ở ĐH Bang Oregon đang chú ý vào Công viên quốc gia Yellowstone, nơi cách đây khoảng hai triệu năm đã xảy ra trận phun trào mạnh gấp 2.000 lần so với trận phun trào ở Đỉnh St. Helens. Khu vực này cũng có các dấu hiệu bất ổn địa chất, và từng xảy ra vài trận phun trào nhỏ trong quá khứ.

Vì thế, giới khoa học cho rằng các siêu núi lửa là mối đe dọa không thể bỏ qua.

Theo Đất Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video