Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh phát hiện một số sản phẩm tiêu dùng được làm bằng nhựa đen tái chế từ rác thải điện tử. Loại nhựa này bị nhiễm rất nhiều kim loại nặng nguy hiểm như brom, antimon, chì… và có thể đang xâm nhập dần vào đời sống của người dân trên toàn thế giới.

Thông thường, các nhà máy tái chế nhựa ở Anh và Bắc Mỹ không tái chế nhựa đen. Nhưng có thể một số nhà máy ở Trung Quốc và Trung Đông đã làm điều đó. Nhựa đen có tính chất đặc biệt khiến nó không thể được tái chế sạch.

Các nhà khoa học Anh đã tìm ra nồng độ kim loại nặng vượt ngưỡng có trong các sản phẩm được làm từ nhựa đen, bao gồm: trang sức, thìa nhựa, dụng cụ làm vườn, đồ trang trí Giáng Sinh, mắc áo, đồ chơi, hộp nhựa và thiết bị văn phòng…

Nhựa có mặt khắp nơi xung quanh chúng ta: trong đại dương, các bãi chôn lấp, trong thực phẩm, thậm chí cả nơi bạn không hề ngờ tới như Bắc Cực. Trong khi hầu hết các loại nhựa đều có thể được tái chế sạch, có một loại nhựa vô cùng độc hại mà bạn có thể dễ dàng nhận diện chúng bằng màu sắc.

Nhựa đen nhuộm màu bằng cacbon, trong nhiều trường hợp được sản xuất bằng cách đốt các phụ phẩm từ hoạt động khai thác và tinh chế dầu mỏ. Trong khi các loại nhựa khác có thể được nung chảy để tái chế bằng các tia cận hồng ngoại, nhựa đen không bị ảnh hưởng bởi bức xạ cường độ thấp này.

Bởi vậy, về cơ bản chúng ta không thể tái chế nhựa đen theo cách thông thường. Và kể cả khi nhựa đen được tái chế, nó sẽ không thể trở thành nhựa trắng, xanh hay hồng. Một khi nhựa đã đen, nó mãi mãi sẽ phải là nhựa đen.

Các cơ sở tái chế nhựa ở Anh và Bắc Mỹ đều loại bỏ nhựa đen và vứt chúng ra bãi rác.

Mặc dù vậy, nhựa đen vẫn rất được ưa chuộng nhờ tính thẩm mỹ. Chỉ cần nhìn vào các thiết bị điện tử, khi màn hình, bàn phím máy tính màu trắng phổ biến trong thập niên 90, bây giờ đã chuyển hết thành màu đen.

Câu hỏi là chúng ta lấy đâu ra nhiều nhựa đen đến vậy? Andrew Turner, một nhà khoa học môi trường tại trường Đại học Plymouth, đã đi tìm câu trả lời cho vấn đề này. Và điều mà ông dự đoán sẽ khiến nhiều người giật mình.

Mặc dù nhựa đen thường nằm trong danh mục từ chối tái chế ở Anh và Bắc Mỹ, các nhà máy ở Trung Đông và Trung Quốc có thể vẫn làm điều này. Họ tái chế nhựa đen, và nguồn nhựa đen được thu lượm chủ yếu từ rác thải điện tử.

Điện thoại di dộng cũ, máy tính, tivi và vô số các mặc hàng khác từng là các thiết bị đắt đỏ, nhưng cũng chứa đầy chất độc hại. Nhựa được sử dụng trong các thiết bị điện tử được xử lý bằng các hóa chất như brom, antimon và các kim loại nặng như chì, để làm cho nó có khả năng chịu nhiệt.

Các nhà máy tái chế nhựa ở Trung Quốc và Trung Đông đang tái chế nhựa đen từ rác thải điện tử. Nhựa đen này có thể quay lại phục vụ ngành công nghiệp điện tử, nhưng một khi được sử dụng để làm sản phẩm tiêu dùng, nó rất độc hại.

Các vật dụng được phát hiện có nồng độ kim loại nặng vượt ngưỡng trong nghiên cứu.

Trong nghiên cứu của mình, Turner đã xét nghiệm hơn 600 vật phẩm có chất liệu nhựa đen bằng tia X, bao gồm: mắc quần áo, trang sức, đồ dùng văn phòng, thiết bị điện tử, đồ chơi thậm chí cả vật dụng để chứa thực phẩm…

Tia X cho phép ông phát hiện chính xác các hợp chất bị lẫn trong nhựa, bởi mỗi hợp chất sẽ cho ra một đồ thị nhiễu xạ khác nhau. Những đồ thị này được coi là “dấu vân tay” của chúng, không lẫn đi đâu được.

Kết quả chỉ ra nhiều vật phẩm bị nhiễm kim loại nặng vượt quá mức cho phép. Chẳng hạn như trang sức, thìa nhựa, dụng cụ làm vườn, đồ trang trí Giáng Sinh, mắc áo… có nồng độ brom vượt cả nồng độ brom cho phép trong thiết bị điện tử.

Đồ chơi, hộp nhựa và thiết bị văn phòng cũng có nồng độ chì vượt ngưỡng cho phép của thiết bị điện.

Nhựa đen có thể đem lại tính thẩm mỹ cao, nhưng nghiên cứu này xác nhận rằng việc tái chế nhựa đen từ chất thải điện tử đang đưa các hóa chất độc hại vào sản phẩm tiêu dùng”, tiến sĩ Turner nói. “Có những tác động sức khỏe và môi trường phát sinh từ việc sản xuất và sử dụng nhựa nói chung, nhưng nhựa đen gây ra nguy cơ rủi ro lớn hơn cả”.

Hiện tại, không có cách nào để biết chính xác nhựa đen tái chế đã đi vào từ đâu trong chuỗi cung ứng, để rồi được sản xuất thành các đồ vật gia dụng, Turner nói. Ông hi vọng rằng nghiên cứu này của mình sẽ tạo ra một tiếng nói trong cộng đồng khoa học, thúc đẩy các nghiên cứu tiếp theo để tìm ra lỗ hổng này.

Đồng thời, ông cũng muốn đánh giá xem liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không.

Cập nhật: 22/07/2018 Theo GenK
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video