Cảnh tượng hãi hùng khi sét đánh trúng... núi lửa

Tuy gây ra nhiều thiệt hại và rất nguy hiểm, nhưng cảnh tượng khi núi lửa phun trào cũng tạo ra những màn trình diễn ánh sáng tuyệt vời.


Nhiếp ảnh gia người Đức Martin Rietze, người đã dành cả đời để chụp những ngọn núi lửa phun trào, đã phải chờ đợi nhiều ngày tại những địa điểm xa núi lửa để chờ thời điểm phun trào.


Các nhà khoa học chưa thể giải thích được vì sao sét lại xuất hiện khi núi lửa phun trào. Họ cho rằng những phân tử tro được sạc điện phụt ra trong quá trình núi lửa hoạt động đã phản ứng với không khí để tạo ra những tia sáng trắng như thế.


Bức ảnh này chụp lại cảnh sét xuất hiện trên khu vực miệng núi lửa Sakurajima.


Núi lửa là một lỗ hổng trên bề mặt Trái đất. Khi khí và magma được hình thành dưới vở Trái đất phun lên bề mặt Trái đất thông qua lỗ hổng, nó sẽ giải phóng đá, dung nham và tro.


Dòng dung nham có thể đạt tới 1.250 độ C và đốt cháy mọi thứ trên đường nó đi qua. Những dòng dung nham này là hỗn hợp của khí gas nóng và đá, với nhiệt độ của đá có thể lên tới 1.000 độ C. Nó di chuyển với tốc độ 500m/h.


Tuy vậy, Rietze cho biết ông thấy leo núi còn nguy hiểm hơn là chụp những bức ảnh núi lửa đang phun và ông thấy vui vì công việc của mình.

Theo Kien Thuc
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video