Cát sa mạc Sahara có thể kiềm chế bão ở Đại Tây Dương

Trong thời gian các cơn bão hoạt động mạnh ở Đại Tây Dương, cát xuất hiện tương đối ít trong khí quyển Sahara, trong khi vào những năm bão cát Sahara mạnh hơn, số cơn bão quét qua Đại Tây

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến các cơn bão (Ảnh: TTO)
Dương lại ít hơn. Các nhà khoa học Trường ĐH Wisconsin-Madison (Mỹ) đã đưa ra kết luận gây thích thú này sau khi nghiên cứu cơ sở dữ liệu từ vệ tinh trong thời gian 1981-2006.

Cát sa mạc Sahara tăng lên khi không khí nóng của sa mạc va chạm với không khí mát mẻ hơn và khô hơn ở khu vực phía nam và hình thành gió, khi gió xoáy đi lên, gió mậu dịch (gió mạnh thổi liên tục từ đông nam hoặc đông bắc về hướng xích đạo) bắt đầu thổi chúng về phía tây ở bắc Đại Tây Dương.

Theo các nhà nghiên cứu, có thể các tầng gió cát khô của không khí đã giúp làm cản trở sự tụ tập của các cơn bão, vốn cần hơi ẩm và sức nóng, nhờ đó hạn chế được tần số xuất hiện của các cơn bão cũng như ảnh hưởng lên hướng đi của chúng.

T.VY

Theo Xinhua, Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video