Cây ăn thịt hoạt động ra sao?

Thông thường cây cối có thể tự tạo ra nguồn thức ăn cho mình. Chúng lấy carbon dioxide từ không khí, nước ngầm, khoáng chất dưới đất và quang hợp từ ánh sáng mặt trời.

Cách thức bắt mồi của các loại cây ăn thịt

Tuy nhiên, có vài loại cây chuyên lấy khoáng chất không phải từ đất mà bằng cách bẫy và ăn thịt động vật.

Các loài cây ăn thịt có nhiều phương cách để bẫy động vật. Cây nắp ấm (pitcher plant), cây loa kèn vàng (yellow trumpet) hay cây gọng vó (sundew) có chung cách thức bẫy côn trùng là dùng những chất có mùi ngọt, thơm của chúng để hấp dẫn côn trùng.

Cây nắp ấm chủ yếu phát triển hệ thống những chiếc lá khổng lồ, khum khum tạo thành hình bình hoa có nắp bên trên cửa miệng. Phía bên trong bình tua tủa những sợi nhuỵ dài chúc xuống phía dưới nhằm đưa đẩy côn trùng tiến sâu hơn, còn bề mặt thì đầy chất nhựa dính khiến cho nạn nhân một khi sa chân vào sẽ khó lòng bò lên được. Dưới đáy bình là khoang chứa chất đặc biệt có nhiệm vụ tiêu hủy con mồi thành thức ăn giúp chúng có thêm chất dinh dưỡng sau khi các quy trình trên được hoàn tất.


Cận cảnh quá trình bẫy mồi của cây nắp ấm

Thậm chí ở cây hoa trumpet vàng (cây ăn thịt có hình dáng giống chiếc kèn trumpet), trong mật hoa còn chứa chất gây mê khiến cho nạn nhân chỉ cần nếm một lượng nhỏ cũng đủ để lăn quay bất tỉnh và rơi bổ nhào vào cái hố chết người.

Cơ chế bắt mồi của cây gọng vó dựa lại chủ yếu dựa trên chất nhầy dính và xúc tu. Ban đầu, chúng phát ra hương thơm quyến rũ để lôi kéo côn trùng tìm đến và hạ chân xuống bề mặt lá bao phủ đầy các xúc tu nhạy cảm.

Mỗi xúc tu lại có một chuỗi hạt chất lỏng keo dính phía bên trên đầu. Nạn nhân vừa chạm chân xuống là bị dính chặt vào mặt lá, càng giãy giụa, các xúc tu lại càng thít chặt hơn.

Sau đó, những hạt dính nhanh chóng tìm cách len lỏi vào hệ thống hô hấp của con vật, làm nó tắc thở chỉ trong nháy mắt. Lúc đó, chất tiêu huỷ mới được bài tiết và giây lát sau cơ thể con mồi đã biến thành bữa tiệc thịnh soạn cho loài cây “phù thuỷ”.


Cây gọng vó bắt mồi

Ngoài ra còn có cây venus flytrap (tên khoa học Dionaea muscipula) sinh sống nhiều ở vùng Carolina (Mỹ).

Lá cây có hình hai nắp chai úp vào nhau với hàm răng tua tủa, bên trong lá cây là hai sợi tóc rất nhạy cảm. Chỉ cần côn trùng đậu và chạm vào hai sợi tóc này, lá cây lập tức úp lại khiến côn trùng không thể thoát ra. Bên trong, chất phân hủy sẽ trào ra giết chết nạn nhân và biến chúng thành chất dinh dưỡng cho cây.

Người ta cũng biết tới vài loài cây ăn thịt lớn khác nữa như cây Nepenthes và cây Amorphophallus titanum (đều có nguồn gốc từ Indonesia). Chúng có khả năng bẫy những loại côn trùng lớn, thậm chí cả những động vật nhỏ như chuột, thằn lằn và ếch nhái.


Cây gọng vó (sundew)


Cây venus flytrap (tên khoa học Dionaea muscipula)


Cây loa kèn vàng (yellow trumpet)


Cây Amorphophallus titanum


Cây Nepenthes


Cây nắp ấm (pitcher plant)

Theo BBC News/TTO
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video