Cây cầu bằng rễ cây độc nhất trên hành tinh

Du khách đến với bang Meghalays ở Ấn Độ sẽ thật sự bị ngỡ ngàng trước một tác phẩm đẹp như tranh giả tưởng của tự nhiên.

Cherrapunji, một thị trấn ở Đông Bắc Ấn Độ, được biết đến là nơi ẩm ướt thứ hai trên Trái Đất, và nó cũng cũng được biết đến là vùng đất của những cây cầu sống. Ở đây những cây cầu không được xây dựng theo những cách thông thường, nó không hề bị xuống cấp theo thời gian, thay vào đó, chúng ngày càng phát triển và trở nên bền vững hơn. Các cây cầu sống này được làm từ rễ của cây Ficusastica - cây đa búp đỏ - loại cây có rễ phụ mọc trên mặt đất.

Trước tiên, họ trồng cây đa búp đỏ bên bờ sông. Khi phát triển, những rễ phụ của cây tủa ra từ thân và bám vào những tảng đá lớn dọc theo bờ sông. Dần dần, chúng vươn ra giữa dòng và bám vào bờ bên kia tạo thành cây cầu vững chắc và an toàn. Những cây cầu bằng rễ này có thể dài hơn 30m và chịu được trọng lượng của hơn 50 người cùng một lúc. Tuy nhiên, rễ phụ cần 10 đến 15 năm mới phát triển được đầy đủ.

Không giống như những cây cầu nhân tạo thông thường vốn yếu dần theo thời gian, những cây cầu sống này lại vững chắc hơn theo thời gian. Một số cây cầu ở đây được tạo thành từ những rễ cây đã hơn năm trăm (500) năm tuổi và có thể hỗ trợ 50 người di chuyển cùng một lúc. Cây cầu độc đáo nhất tại đây có tên là Umshiang Double-Decker Root Bridge - "Cầu rễ cây 2 tầng Umshiang".

Cập nhật: 11/02/2022 Theo Giáo dục/trí thức trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video