Cây cầu sao sắp phát nổ trong dải Ngân Hà

Các nhà vật lý thiên văn phát hiện một khu vực mới trong dải Ngân Hà chứa đầy những ngôi sao xanh nóng rực sáng sắp phát nổ.

Nhóm nghiên cứu phát hiện khu vực đặc biệt mang tên Mũi Cepheus trong lúc đang lập bản đồ chi tiết nhất cánh tay xoắn ốc chứa đầy sao của dải Ngân Hà bằng kính viễn vọng Gaia của Cơ quan Hàng không Vũ trụ châu Âu (ESA). Nằm giữa cánh tay Orion và trong chòm sao Perseus, đây là vành đai giữa hai cánh tay xoắn ốc đầy ắp ngôi sao khổng lồ lớn gấp 3 lần Mặt trời và có màu xanh dương do nhiệt độ nóng cháy.


Mô phỏng dải Ngân Hà. (Ảnh: Shutterstock).

Các nhà thiên văn học gọi sao khổng lồ xanh là sao OB do bước sóng ánh sáng màu xanh dương mà chúng phát ra. Đó là những ngôi sao hiếm, nóng, tồn tại trong thời gian ngắn và lớn nhất trong toàn bộ thiên hà. Phản ứng hạt nhân mãnh liệt diễn ra bên trong lõi khiến chúng nóng gấp 6 lần Mặt trời. Vòng đời của chúng sẽ kết thúc với vụ nổ sao cực mạnh gọi là vụ nổ siêu tân tinh, phát tán những nguyên tố nặng cần thiết cho sự sống phức tạp vào thiên hà.

"Sao OB rất hiếm, trong một thiên hà 400 tỷ ngôi sao, có thể tồn tại chưa đầy 200.000 sao OB", đồng tác giả nghiên cứu Michelangelo Pantaleoni González ở Trung tâm sinh học thiên văn Tây Ban Nha (CAB), cho biết. "Do chúng chịu trách nhiệm tạo ra nhiều nguyên tố nặng, chúng được xem như nguồn làm giàu hóa chất trong thiên hà. Chính nhờ những ngôi sao như thế này, chết từ rất lâu về trước, hóa địa chất trên hành tinh của chúng ta mới đủ phức tạp để hóa sinh học xuất hiện". Theo nhóm nghiên cứu, mũi Cepheus là khu vực hoạt động mạnh và sôi động nhất trong thiên hà.

González và cộng sự soạn bản đồ sao bằng cách đo khoảng cách giữ ngôi sao và Trái đất, sử dụng kỹ thuật gọi là tinh sai (stellar parallax). Thông qua so sánh vị trí của ngôi sao, quan sát từ các hướng khác nhau khi Trái đất quay quanh Mặt trời, các nhà thiên văn học có thể tính toán khoảng cách tới ngôi sao. Nhờ kỹ thuật này, cùng với dữ liệu từ kính viễn vọng Gaia, nhóm nghiên cứu lập bản đồ ngôi sao ở nhiều khu vực được cho là trống rỗng trước đây.

Các nhà khoa học chứng minh khu vực mới là một phần của đĩa thiên hà xoắn ốc bao gồm chủ yếu vật chất trong dải Ngân Hà, không phải là sự sắp xếp ngẫu nhiên của những ngôi sao. Họ làm vậy bằng cách quan sát các ngôi sao di chuyển đồng nhất theo cùng hướng. Họ cũng cho rằng việc xem xét vị trí cây cầu sao nằm chếch phía trên đĩa thiên hà có thể cung cấp manh mối về quá khứ dải Ngân Hà.

Bước tiếp theo với nhóm nghiên cứu là bổ sung sao OB vào bản đồ chính xác hơn, giúp chúng ta hiểu thêm về cấu trúc dải Ngân Hà. Họ công bố kết quả nghiên cứu hôm 19/3 trên tạp chí Monthly Notices of the Royal Astronomical Society.

Cập nhật: 11/04/2021 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video