"Có thể sẽ không có những con khủng long chuẩn chỉnh về mặt di truyền học. Có thể sẽ mất 15 năm gây giống và thiết kế để có được những chủng loài lạ thường siêu độc đó" - Max Hodak nói tiếp.
Hodak không nêu rõ công ty công nghệ thần kinh của mình sẽ làm cách nào để tái sinh những con quái thú tiền sử đã tuyệt chủng từ lâu kia, nhưng ông đề cao ý tưởng điên rồ vừa nêu, khẳng định nó sẽ giúp tăng cường đa dạng sinh học trên hành tinh.
Max Hodak, đồng sáng lập Neuralink.
"Đa dạng sinh học chắc chắn là điều quý giá; bảo tồn là hoạt động có tầm quan trọng lớn và hợp lý" - Hodak nói. "Nhưng tại sao chúng ta dừng lại ở đó? Tại sao chúng ta không thử tìm cách tạo ra đa dạng sinh học hơn nữa?"
Nhưng trong bộ phim Công viên kỷ Jura vào năm 1993, dựa trên cuốn sách best-seller xuất bản bởi Michael Crichton năm 1990, kế hoạch tưởng chừng rất khoa học lại chệch hướng một cách thảm hại.
Nếu bạn còn nhớ, trong phim, một nhóm các nhà cổ sinh vật học khi thăm quan hòn đảo chứa đầy khủng long được tái sinh bằng công nghệ di truyền học đã bị lũ quái vật khổng lồ này săn đuổi đến đường cùng. Bộ phim đã nhanh chóng chiếm ngôi vị phim có doanh thu cao nhất trong năm công chiếu và cũng là phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại.
Trong một diễn biến khác, vào mùa hè năm ngoái, Neuralink đã công bố một nguyên mẫu hoạt động được của thiết bị cấy ghép não, mà theo các nhà sáng lập của công ty là có thể chữa được mọi thứ từ chứng mù loà cho đến bại liệt tứ chi.
Musk, ngay giữa sự kiện, đã trình diễn một phiên bản sơ khai của thiết bị mà ông cấy vào một con lợn, sau đó nói rằng quá trình thử nghiệm trên người có thể bắt đầu ngay trong năm 2021.