Cây thủy tùng cổ đại cao gần 17m trong sân một nhà thờ tại Scotland chuyển từ cây đực sang cây cái do áp lực môi trường.
Cây thủy tùng ở nhà thờ Thánh Meugan. (Ảnh: SWNS).
Trong suốt 3 thiên niên kỷ, cây thủy tùng ở sân nhà thờ Thánh Meugan gần Brecon, xứ Wales, ra quả nhỏ hình nón, dấu hiệu của cây đực. Nhưng một trong những du khách ghé thăm nhà thờ gần đây phát hiện cây bắt đầu mọc quả mọng màu đỏ tươi, chứng tỏ hiện giờ nó là cây cái. Theo Ruby Harrison, phát ngôn viên của tổ chức Woodland Trust, đơn vị quản lý nhà thờ, sự chuyển đổi giới tính này có thể là phản ứng đối với áp lực hoặc thay đổi trong môi trường. Cô cho biết những trường hợp cây chuyển giới tương tự được ghi nhận khắp châu Âu.
Cây thủy tùng cổ nhất châu Âu là một cây đực 5.000 năm tuổi tại Perthshire, Scotland, bắt đầu ra quả mọng năm 2015. Harrison cho biết một cây thủy tùng đường kính 7m ở Đức cũng mọc nhánh cái trên cây đực vào năm 1837. Các nhánh đực và cái mọc trên các cành riêng biệt và bất đối xứng. Thủy tùng không phải loài thực vật duy nhất có thể chuyển giới trên thế giới. Giới nghiên cứu đã quan sát hiện tượng này ở hơn 80 loài cây khác nhau.
Cây thủy tùng là một chi thông, tương đối chậm phát triển, có thể sống rất lâu và đạt được chiều cao 1- 40 m, đường kính thân cây lên đến 4m. Thủy tùng được sử dụng cho nhiều mục đích sản xuất. Gỗ của nó rất có giá trị, được dùng để làm cung tên vào thời kì Đồ đá mới.