Cây trồng biến đổi gen sử dụng Bt (Bacillus thuringiensis), một loại vi khuẩn đất phổ biến, để diệt các loài gây hại sẽ không làm hại đến các kẻ thù tự nhiên của các loài gây hại, theo một nghiên cứu mới của các nhà côn trùng học Cornell.
Đây là một tin tốt lành cho các nhà sinh thái học và nông dân trong cuộc tranh cãi về thực vật biến đổi gen. Phần lớn cuộc tranh luận xung quanh việc sử dụng cây trồng biến đổi gen tập trung vào ảnh hưởng của chúng lên sinh vật không phải là vật gây hại.
Nghiên cứu chỉ ra rằng cây trồng biến đổi gen thể hiện protein trừ sâu Bt thì không độc hại đến động vật ký sinh mà sống bên trong sâu bướm của giống bướm đêm diamondback , một động vật tàn phá rau củ trên thế giới. Nghiên cứu này được đăng trong tạp chí khoa học online PLoS One số ra ngày 27 tháng 7
Ấu trùng của bướm đêm diamondback, loài gây hại thực vật có sức tàn phá lớn. Tranh ghép: ong ký sinh Diadegma insulare, giết chết sâu bướm diamondback, nhưng không bị tổn thương bởi Bt hoặc cây trồng Bt, chứng tỏ rằng Bt không làm hại đến sinh vật có lợi. (Ảnh: Joe Ogrodnick) |
Để tách rời ảnh hưởng của thuốc trừ sâu và protein Bt trên sâu bướm và động vật ký sinh, các nhà nghiên cứu Cornell đã phân lập và nuôi các giống sâu bướm có khả năng kháng Bt hoặc thuốc trừ sâu truyền thống hoặc hữu cơ. Sau đó, sâu bướm được nuôi ký sinh với ong bắp cày, loài giết sâu bướm trong tự nhiên.
Sâu bướm kháng này sau đó được cho ăn hoặc thực vật biến đổi gen thể hiện protein Bt hoặc thực vật không biến đổi gen được phun bằng Bt, thuốc trừ sâu truyền thống hoặc hữu cơ.
Các sâu bướm được sống ký sinh mà ăn thực vật sử dụng thuốc trừ sâu truyền thống hoặc hữu cơ mà chúng có khả năng kháng lại, thì sống sốt và phát triển thành các con bướm đêm bởi vì động vật ký sinh đã bị giết chết bởi thuốc trừ sâu mà sâu bướm tiêu hoá. Tuy nhiên, khi sâu bướm được cho ăn cây phun Bt hoặc cây Bt thì động vật ký sinh không bị ảnh hưởng và giết chết con sâu bướm chủ của nó khi nó phát triển thành một con ong bắp cày trưởng thành, chứng tỏ rằng thực vật Bt không độc hại đến động/thực vật ký sinh.