Người đàn ông Ấn Độ đã lai tạo thành công cây xoài cho ra 300 giống khác nhau nổi tiếng khắp thế giới.
Haji Kalimullah Khan, được mệnh danh là "Người xoài", là một nhà trồng trọt, nhân giống trái cây nổi tiếng thế giới. Gần đây ông đã lai tạo thành công cho ra mắt cây xoài với khoảng 300 giống khác nhau.
Cây xoài nổi tiếng Ấn Độ cho ra 300 loại khác nhau.
Khi còn nhỏ, Haji Kalimullah Khan sống trong khu vực mà gia đình ông cũng như hầu hết nông dân ở Malihabad, miền Bắc Ấn Độ chỉ trồng hai loại trái cây nhiệt đới ngon.
Nhưng đến một ngày, sau khi nhìn thấy cây hoa hồng mọc ra những bông hoa có màu sắc khác nhau trong vườn hoa của một người bạn.
Haji Kalimullah Khan bị thu hút và từ đó đã tìm hiểu việc lai giống cây trồng và bắt đầu tự hỏi liệu các nguyên tắc tương tự có áp dụng cho cây ăn quả hay không
Từ đây là bước khởi đầu của sự nghiệp mà giờ đây ông đã trở thành một trong những nhà trồng trọt, nhân giống trái cây hàng đầu thế giới và được mọi người đặt biệt danh là 'người xoài'. Mặc dù Haji Kalimullah Khan có rất nhiều thành tựu trong lĩnh vực làm vườn nhưng nổi tiếng hơn cả là cho ra đời cây xoài 300 giống khác nhau.
Haji Kalimullah Khan bắt tay vào thực hiện lai tạo trên một cây xoài 100 năm tuổi vào khoảng thập niên 80 và đặt tên cho cây xoài là Al Muquaraar. Bằng cách sử dụng kỹ thuật ghép, nhân giống cây ăn quả đã biến thành cây có khoảng 300 giống xoài khác nhau.
Cây xoài nổi tiếng Ấn Độ cho những loại quả khác nhau về cả màu sắc và kích thước.
Vào mùa hè, cây xoài tuyệt vời của Haji Kalimullah Khan nổi bật với đủ màu sắc khác nhau từ quả xanh đến đỏ, tím... Quả xoài trên mỗi cành cũng có hình dạng khác nhau từ hình tròn, hình bầu dục, hay hình dẹt ...
Haji Kalimullah Khan chia sẻ rằng: "Đây không chỉ là một cái cây, mà nó là một vườn cây ăn trái, một vũ trụ thu nhỏ".
Cây xoài độc đáo của Khan được Sách kỷ lục Limca của Ấn Độ công nhận nhưng vẫn có những ý kiến nghi ngờ. DK Sharma, Phó chủ tịch Hiệp hội người trồng xoài của Ấn Độ cho rằng sản phẩm của Khan mang giá trị thẩm mỹ, không mang lại lợi ích cho người trồng. Ông cho rằng đó chỉ là mang tính nghệ thuật, không có giá trị thương mại nhưng tất nhiên không phải mọi thứ không phải đo lường bằng sự thành công trong thương mại.