Nhện luôn là nỗi ám ảnh với đa số chúng ta không chỉ ở ngoài đời thực mà còn trong cả những bộ phim điện ảnh. Nhưng liệu có phải loài nhện nào cũng đáng sợ?
Hỏi: Đồ ăn của loài nhện duy nhất ăn chay trên thế giới là gì?
Đáp: có 1 loài nhện thích ăn chay đó là Bagheera kiplingi.
Loài nhện duy nhất "ăn chay" trên Trái đất được phát hiện vào đầu thế kỉ thứ 19. Chúng sống chủ yếu trên những cây keo và ăn một loại thực thể được gọi là Beltian trên cây, vốn chứa nhiều protein.
Có 1 loài nhện thích ăn chay đó là Bagheera kiplingi.
Một nghiên cứu cho thấy những con nhện Bagheera kiplingi đực thường giúp chăm sóc trứng và nhện con, một điều hoàn toàn chưa từng xảy ra trong thế giới loài nhện.
Có đến hàng trăm loài nhện khác nhau, đa số chúng đều có khả năng tiêm nọc độc. Tuy nhiên trong số đó, chỉ có khoảng 200 loài có nọc độc gây hại cho con người.
Trên thế giới, có rất nhiều các nhà khoa học, sinh học đã nghiên cứu về loài động vật đáng sợ này và kết quả từ những nghiên cứu của họ có thể sẽ còn làm chúng ta "dựng tóc gáy" hơn nữa.
Có đến hàng trăm loài nhện khác nhau, đa số chúng đều có khả năng tiêm nọc độc.
Vì vậy, chúng thường phải tiêm một chất lỏng vào con mồi. Sau khi chất lỏng này làm mềm các cơ quan và mô, nhện có thể hút chất dinh dưỡng từ con mồi mà chúng săn được.
Nhện không có máu, thức trong cơ thể nhện là một chất được gọi là "Hemolymph".
Điều kì lạ là loài nhện không thực sự có máu, đó là một chất được gọi là "Hemolymph". Khác với máu của chúng ta, chất "Hemolymph" không chứa nguyên tố sắt mà chứa nguyên tố đồng. Chính vì lẽ đó, khi máu chúng tiếp xúc với oxy sẽ chuyển thành màu xanh đậm.
Để di chuyển, nhện không chỉ phải sử dụng đến cơ mà còn phải kết hợp giữa cơ và huyết áp của chúng. Chính sự gia tăng đột ngột về áp lực của chất Hemolymph ở chân khiến chúng có thể di chuyển hay thậm chí là nhảy.
Nhện có thể điều chỉnh huyết áp, bạn có tin nổi không?
Nhện thực sự không có xương. Chúng chỉ có một bộ màng cứng bao quanh các cơ quan và máu. Điều này khiến chúng được phân loại vào nhóm những động vật không xương sống hoặc không có cột sống. Tuy nhiên, nhện không phải là loài duy nhất có bộ màng cứng.
Trên thực tế tất cả các loài côn trùng và chim nhện đều có bộ màng cứng đó. Việc có một bộ màng cứng khiến cho các sinh vật này có thể phát triển được nhiều hơn và định kỳ chúng cần phải “ lột bỏ ” hoặc thay thế vỏ ngoài của mình.
Chúng cũng có thể phát triển lại cơ thể như cũ trong thời gian ngắn. Tất cả động vật không xương sống (thậm chí cả nhện) đều rất dễ bị tổn thương trước khi bộ màng cứng của chúng kịp cứng lại.
Nhện cũng biết "tái chế" theo một cách rất riêng.
Khi những tấm mạng của chúng không còn dính nữa hoặc trở nên quá bẩn, nhện sẽ tự mình tiêu hóa số mạng đó và sẽ dùng chính những chất dinh dưỡng từ mạng cũ để tạo ra những mạng mới.
Các bạn thấy thấy không? Nhện cũng biết "tái chế" theo một cách rất riêng và kì lạ của chúng!
Đúng như vậy, nhện mang bình lặn (với tên khoa học là Argyroneta aquatica) có khả năng thở dưới nước và chỉ cần ngoi lên mặt nước duy nhất mỗi lần một ngày để lấy oxy.
Mỗi con nhện mang bình lặn chăng mạng trên cây cỏ dưới nước và tích trữ không khí mà chúng mang từ trên mặt nước xuống để cho vào chiếc áo lặn, hay bong bóng bằng cách dự trữ trong bụng.
Loại nhện này có khả năng thở dưới nước và chỉ cần ngoi lên mặt nước duy nhất mỗi lần một ngày để lấy oxy.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một điều rất đặc biệt ở những chiếc bong bóng. Họ thấy rằng chiếc bong bóng có thể hút được oxy trong môi trường nước tù đọng, ngay cả trong ngày nắng nóng.
Các nhà khoa học đã không thể tìm thấy bất cứ dấu hiếu sự sống nào của loài nhện ở Nam cực. Đơn giản vì nhện không thể sinh tồn được ở trong môi trường cực kì khắc nghiệt như Nam cực.
Tuy nhiên bạn vẫn nên biết một số loài nhện với cú cắn mang theo nọc độc vô cùng nguy hiểm đến tính mạng.
Nhện lưng đỏ ở Úc có nọc độc gây hại thần kinh cho con người trong 24 giờ. Nhện góa phụ đen nổi tiếng với cú cắn kịch độc, ảnh hưởng tới hệ thần kinh tương đối mạnh, tuy nhiên khó có thể khiến con người tử vong.
Nhện túi vàng khi cắn lại khiến vết thương bị nhiễm trùng, dẫn tới nhiễm trùng máu và hoại tử. Nhện đen lớn Tarantula tại rừng mưa nhiệt đới sẽ khiến con người rơi vào trạng thái hôn mê ngay lập tức. Nhện cát 6 mắt sẽ khiến đông máu cục bộ và hoại tử vết thương.