“Cha đẻ” cừu Dolly từ bỏ nghiên cứu sinh sản vô tính

Nhà khoa học Ian Wilmut, người đứng đầu nhóm nghiên cứu tạo ra cừu Dolly, vừa tuyên bố sẽ không dùng kỹ thuật sinh sản vô tính để tạo ra phôi thai người trong nghiên cứu tế bào mầm.

Mấy năm trước, nhà khoa học hiện công tác tại ĐH Edinburgh này đã phát triển kỹ thuật sinh sản vô tính có liên quan đến việc tạo ra tế bào mầm từ phôi thai người. Tuy nhiên mới đây giáo sư Shinya Yamanaka thuộc ĐH Kyoto (Nhật Bản) đã đưa ra một kỹ thuật mới, đó là tạo ra tế bào mầm từ các tế bào da và có thể không cần dùng đến phôi thai người.

Nghiên cứu của giáo sư Shinya Yamanaka đã được thực hiện thành công trên chuột. Các nhà khoa học tin rằng nghiên cứu này là chìa khóa giúp chữa trị nhiều căn bệnh như đột quỵ, tim hay Parkinson.

Wilmut cho biết nhóm nghiên cứu của ông đã tổ chức một cuộc họp và đồng ý phương pháp của các nhà khoa học Nhật Bản có nhiều tiềm năng hơn phương pháp sử dụng tế bào phôi thai, đồng thời dễ được xã hội chấp nhận hơn. Tuyên bố của ông Wilmut có thể đánh dấu thời kỳ kết thúc của phương pháp sinh sản vô tính mà các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu trong suốt thập kỷ qua.

Năm 1997, nhóm của Wilmut từng gây tiếng vang trên thế giới khi công bố cừu Dolly, con vật sinh sản vô tính đầu tiên trên thế giới được tạo ra từ một tế bào trưởng thành.

Cừu Dolly và "cha đẻ" Ian Wilmut (Ảnh: TTO)

TƯỜNG VY

Theo Xinhua, Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video