Thần Châu 6 trở về trái đất an toàn

Sau 5 ngày đêm du hành trong vũ trụ, 4 giờ 33 sáng 17/10 (giờ Bắc Kinh), hai nhà du hành Phí Tuấn Long và Nhiếp Hải Thắng đã trở về Trái Đất thành công.

Khoang phản hồi khi tiếp đất

Trong vòng 48 phút, khoang phản hồi của tàu Thần Châu 6 giảm tốc từ 7.800m/giây xuống còn 1m/giây. Khi khoang phản hồi vận hành ở khoảng cách 343km với mặt đất trên quỹ đạo tròn, tốc độ khoảng 7.800m/giây, sau khi nhận được mệnh lệnh từ mặt đất, phi thuyền hoàn thành điều chỉnh tư thế trong không trung, tách rời khoang quỹ đạo, khoang phản hồi và khoang đẩy, sau đó là việc điều khiển động cơ để tốc độ của phi thuyền giảm dần và tách khỏi quỹ đạo, chuyển sang giai đoạn trượt theo quán tính tự do.

Trước khi vào tầng khí quyển đặc, khoang đẩy và khoang phản hồi tách ra, khoang phản hồi tiếp tục hạ độ cao cho đến khoảng cách 100km từ mặt đất, tiến vào tầng khí quyển đặc.

Từ tốc độ hàng ngàn mét/giây đi vào tầng khí quyển, do ma sát của tầng khí quyển đặc với vỏ tàu sinh ra một lượng nhiệt lớn, trên vỏ tàu hình thành một lớp plasma thể khí với nhiệt độ cao, làm cho phi thuyền bị mất liên lạc với mặt đất trong gần 2 phút cho đến khi tàu hạ xuống độ cao cách mặt đất 40km.

Khi còn cách mặt đất khoảng 15km, tốc độ của tàu đã ổn định ở khoảng 80m/giây. Khi còn cách mặt đất khoảng 10km, thiết bị điều khiển độ cao tĩnh áp bằng cách đo áp suất khí quyển đã xác định được độ cao, khoang dù được tự động mở nắp. Dù được thiết kế căng làm hai lần để tránh cho các nhà du hành bị va đập mạnh khi dù căng ra. Khi dù chính được thổi phồng bằng cách thổi hơi hai cấp, tốc độ của khoang phản hồi từ từ giảm dần từ tốc độ 80m/giây xuống còn 40m/giây, rồi tiếp tục giảm xuống từ 8-10m/giây. Khi còn cách mặt đất khoảng 1m, 4 tên lửa đẩy ngược được khởi động, tốc độ khoang phản hồi giảm xuống trong vòng 2m/giây rồi giảm xuống 1m/giây. Khoang phản hồi đã tiếp đất an toàn.

Hai nhà du hành bước ra khỏi khoang tàu trong trạng thái khoẻ mạnh, nhưng họ vẫn phải sinh hoạt trong môi trường cách ly với bên ngoài trong vòng 2 tuần, chủ yếu là để bảo vệ cho họ tránh bị các bệnh truyền nhiễm và để họ được kiểm tra sức khoẻ và phục hồi.

Đây là quá trình cần thiết cho các nhà du hành, vì sau một thời gian sống trong không trung, họ bị ảnh hưởng của môi trường không trọng lượng, dẫn đến cơ thể bị mất chất sắt, sức miễn dịch bị giảm, sau khi trở về mặt đất, cơ thể vẫn còn yếu, bất kỳ một loại vi-rút thường gặp nào trên mặt đất cũng nguy hiểm với họ. Thời gian cách ly dài hay ngắn còn phụ thuộc vào thời gian ở trên vũ trụ và sự phục hồi của cơ thể. Ngoài ra, nếu trong thời gian sống trong không trung, cơ thể họ sinh ra hoặc bị nhiễm phải một loại vi-rút nào đó chưa có trên mặt đất thì việc cách ly sẽ phòng chống sự lan truyền của chúng.

Tuyết Nhung (Theo XinhuaNet)

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video