Chai nhựa - mỏ vàng ở Đài Loan

Những chai nhựa tại đảo Đài Loan sẽ biến thành các mái tóc giả, quần áo, chăn và thậm chí thành cả tòa nhà.


Chai nhựa được thu gom tại một nhà máy tái chế rác nhựa trên đảo Đài Loan. 
(Ảnh: washingtonpost.com).

AFP cho biết đảo Đài Loan bắt đầu tái chế nhựa phế thải cách đây hơn một thập kỷ nhằm giảm thiểu tác hại mà loại rác này có thể gây nên với môi trường. Cơ quan Bảo vệ môi trường của đảo thông báo hiện tại 73% lượng nhựa phế thải ở đây được tái chế.

Năm ngoái, gần 180.000 tấn nhựa phế thải được thu gom và biến thành các dạng nguyên liệu thô. Tổng giá trị của các nguyên liệu thô lên tới 140 triệu USD. Bên cạnh đó hoạt động tái chế còn làm giảm chi phí xử lý rác và lượng khí thải carbon.

Nhựa tái chế có thể được dùng để sản xuất nhiều loại hàng hóa như vải, lọ hoa, tóc giả và bật lửa. Chúng tôi không chỉ bảo vệ môi trường mà còn kiếm được tiền từ rác”, Ma Nien-ho, người phát ngôn của Cơ quan Bảo vệ môi trường, phát biểu.

Đài Loan tự hào với sản phẩm “sợi sinh thái”, nguyên liệu mà các công ty trên đảo sử dụng để sản xuất áo nịt dành cho 9 đội tuyển bóng đá tranh tài trong World Cup 2010 tại Nam Phi. Mỗi chiếc áo nịt được tạo ra từ 9 chai nhựa phế thải. Viện Nghiên cứu Dệt Đài Loan khẳng định mỗi sợi trong áo nịt nhẹ hơn 13% so với sợi truyền thống và có khả năng hấp thụ và phân tán mồ hôi nhanh hơn.

Super Textile, một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất sợi sinh thái tại Đài Loan, xuất khẩu sản phẩm dệt sang Mỹ và Nhật Bản trong vài năm gần đây. Nhờ thế mà doanh số của hãng tăng thêm 10%.

Mức độ đón nhận sản phẩm từ nhựa tái chế của khách hàng ngày càng tăng trong hai năm qua do nhận thức của dư luận về tình trạng ấm lên toàn cầu và sự biến động của giá bông”, Alex Lo, giám đốc điều hành của công ty Super Textile, phát biểu.

Người dân trên đảo Đài Loan vứt khoảng 4,5 tỉ chai nhựa mỗi năm. Nhờ chi phí vận chuyển và tái chế thấp mà ngành tái chế rác trên đảo ngày càng phát triển.

Quỹ Tzu Chi, một trong những tổ chức từ thiện lớn nhất trên đảo, quản lý tới 4.500 nhà máy tái chế rác với sự hỗ trợ của khoảng 70.000 tình nguyện viên. Quỹ này đã phân phối hơn 300.000 chăn được sản xuất từ chai nhựa tới các vùng gặp thiên tai trên thế giới kể từ năm 2007.

Nhựa tái chế cũng sẽ được dùng để xây nhà trên đảo Đài Loan. Eco Ark, một tòa nhà được xây từ 1,5 triệu chai nhựa tái chế, sẽ ra mắt công chúng vào tháng 11 tới. Kiến trúc sư Arthur Huang, người thiết kế tòa nhà, tuyên bố những viên gạch từ nhựa tái chế có khả năng chống động đất, bão, hỏa hoạn. Eco Ark lấy được nhiều ánh sáng tự nhiên nên sẽ tiết kiệm một lượng điện lớn. Gạch từ nhựa phế thải có giá thành thấp hơn so với gạch truyền thống và gỗ nên chi phí xây dựng tòa nhà cũng thấp hơn nhiều so với những công trình khác có cùng kích cỡ.

Theo Vnexpress, AFP
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video