Chân trời nằm cách bao xa

"Trong ngày trời đẹp, bạn có thể nhìn xa nhiều dặm". Câu nói cổ này hóa ra lại đúng. Với một người cao khoảng 1,8 mét, chân trời nằm xa hơn 3 km chút xíu.

Hình học dạy cho chúng ta về khoảng cách của đường chân trời (điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn thấy trước khi đường cong trái đất khuất sau tầm mắt) phụ thuộc chủ yếu vào chiều cao của người quan sát. Chẳng hạn, nếu bạn đứng trên đỉnh núi Everest (cao 8.848 mét), chân trời sẽ cách xa khoảng 370 km.

Nếu cộng thêm ảnh hưởng của sự khúc xạ, khiến ánh sáng bị bẻ cong khi đi qua khí quyển, đường chân trời thậm chí còn ở xa hơn nữa. Trời lạnh làm tăng sự khúc xạ, vì thế ở một vùng đặc biệt băng giá như Nam cực, người ta có thể nhìn xa hàng trăm dặm.

(Ảnh: LiveSciene)


Ngoài ra, vì các đám mây lượn lờ gần mặt đất, chúng có thể được nhìn thấy ở khảng cách xa hơn so với các vật thể khác trên mặt đất.

Nhưng nếu như thời tiết đôi khi hỗ trợ tầm nhìn, thì cũng có lúc nó cũng nó cản trở. Sương mù và sự tán xạ ánh sáng có thể làm cho khả năng nhìn xa của bạn thấp hơn so với lý thuyết. Và tất nhiên, địa hình đóng vai trò quan trọng. Ngay cả điều kiện quan sát lý tưởng nhất cũng sẽ chẳng hỗ trợ bao nhiêu nếu có một ngọn núi lù lù che tầm mắt bạn.
Theo T. An - VnExpress (LiveScience)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video