Các tinh thể cổ đại thu hồi từ trầm tích dòng suối ở Greenland cho thấy các mảnh vỏ nguyên thủy của Trái đất đã tạo mầm mống cho sự phát triển của các thế hệ vỏ sau này.
Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Communications, các nhà khoa học cho biết có thể xác định nguồn gốc của sự bùng phát tăng trưởng lớp vỏ Trái đất thời cổ đại bằng cách phân tích hóa học các tinh thể bị xói mòn từ các tảng đá cổ đại.
Lớp vỏ cũ dường như rất quan trọng trong việc tạo thành các lục địa.
Cấu tạo hóa học của các tinh thể zircon cổ đại, được tìm thấy trong trầm tích dòng suối hiện đại ở Greenland, đã tiết lộ các dấu hiệu để lại sự kết hợp của chúng vào đá và trầm tích lớp vỏ trẻ hơn trong quá trình các nhà khoa học gọi là quá trình tái tạo thạch quyển.
"Chúng tôi nhận thấy có sự nở rộ trên diện rộng trong hình thành lớp vỏ cách đây 3 tỷ năm, trong thời kỳ nhiệt độ lớp phủ đạt đỉnh. Các magma 3 tỷ năm tuổi từ lớp phủ đã xuyên qua lớp vỏ cổ đại hơn 4 tỷ năm tuổi để tạo ra các loại đá có thành phần hỗn hợp", Chris Kirkland, giáo sư khoáng vật học tại Đại học Curtin, Úc, cho biết.
Lớp vỏ cũ dường như rất quan trọng trong việc tạo thành các lục địa vì nó hoạt động giống như một chiếc bè cứu sinh để bảo tồn lớp vỏ qua các giai đoạn sau của lịch sử Trái đất.
Bằng chứng về niên đại sản sinh lớp vỏ ở Greenland phù hợp với các khu vực khác trên toàn cầu và chỉ ra một sự kiện quan trọng phổ biến đã hình thành lớp vỏ tương đối sớm trong lịch sử hành tinh của chúng ta.
Bằng cách nghiên cứu các cách lớp vỏ cổ đại, các nhà nghiên cứu cho biết họ có thể hiểu rõ hơn về thành phần lớp vỏ và cấu trúc lục địa. Nghiên cứu mới cũng có thể giúp các nhà khoa học xác định các kho quặng và khoáng sản có giá trị.
Kirkland cho biết thêm: "Hiểu lớp vỏ sau này được "gieo mầm" trên lớp vỏ cũ đã tồn tại từ trước giúp cải thiện hiểu biết của chúng ta về quá trình tạo ra một số kim loại nhất định và cuối cùng giải thích phần có thể sinh sống được của hành tinh".