Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) và Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) thì có 9% trong số 199 loại nước giải khát được kiểm tra có nồng độ benzene cao hơn tiêu chuẩn nồng độ Benzene 5 phần tỷ (ppb) của Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA).
Các nhà nghiên cứu cho biết những sản phẩm nào chứa nồng độ benzene cao hơn tiêu chuẩn của EPA sẽ được các nhà sản xuất điều chỉnh lại công thức chế biến hoặc loại bỏ chất benzene. Các nhà nghiên cứu cho biết có một
Nghiên cứu mới nhất cho thấy chất benzene gây ưng thư vẫn được sử dụng với nồng độ cao trong một số loại đồ uống (Ảnh: Hiệp hội hóa học Mỹ) |
Nhà nghiên cứu Patricia Nyman thuộc cơ quan FDA và các đồng nghiệp của mình chỉ ra rằng nồng độ benzene có thể được hình thành ở mức phần tỉ trong một số loại nước giải khát có chứa chất bảo quản thực phẩm, muối benzoate và axít ascorbic (Vitamin C).
Vào đầu những năm 90, ngành công nghiệp chế biến nước giải khát của Mỹ đã phát hiện ra chất benzene trong một số loại đồ uống và đã điều chỉnh công thức chế biến các sản phẩm đó. Vào năm 2005, chất benzene lại được phát hiện trong một số loại nước giải khát bởi vì các nhà sản xuất mới đã không ý thức về vấn đề này. Một vài nhà sản xuất đã bỏ thêm Vitamin C vào đồ uống nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm đem lại sức khỏe.
Cuộc nghiên cứu đã phát hiện ra rằng công thức chế biến, thời hạn sử dụng và điều kiện bảo quản là các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc hình thành chất benzene. Bản báo cáo cũng đề cập đến việc phẩm định nội bộ phương pháp phân tích để xác định chất benzene trong nước giải khát của FDA.
Uyển Nhi