Chất độc trong vụ nổ ở Thiên Tân nguy hiểm như thế nào?

Natri xyanua tồn tại trong điều kiện thường ở dạng kết tinh trắng hoặc hạt bột nhỏ, dễ gây tử vong nếu hít hoặc nuốt phải.

Mức nguy hiểm khó tưởng của chất độc trong vụ nổ Thiên Tân

Natri xyanua được sử dụng chủ yếu trong sản xuất hóa chất, tách vàng và bạc trong ngành công nghiệp khai thác quặng, mạ điện... Khi hòa tan hoặc bị đốt cháy, chất độc nguy hiểm này giải phóng khí hydro xyanua và gây cản trở khả năng sử dụng oxy của cơ thể người. Tiếp xúc với natri xyanua có thể gây tử vong rất nhanh, ảnh hưởng mang tính hệ thống đến toàn bộ cơ thể, đặc biệt là các cơ quan nhạy cảm với nồng độ oxy thấp như hệ thần kinh trung ương (não), hệ tim mạch (tim và mạch máu) và hệ hô hấp (phổi).


Natri xyanua. (Ảnh: diytrade.com)

Khí hydro xyanua có mùi quả hạnh đắng (đôi khi còn được mô tả giống mùi giày cũ), nhưng phần lớn chúng ta không thể phát hiện nó và mùi khí không đưa ra cảnh báo về nồng độ độc hại. Natri xyanua không mùi khi ở trạng thái khô.

Natri xyanua có thể được giải phóng ra môi trường khí dưới dạng các giọt nhỏ, dạng phun lỏng (aerosol). Chúng có thể làm ô nhiễm nguồn nước, thực phẩm, các sản phẩm nông nghiệp và gây hại cho con người qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, tiếp xúc qua da hoặc mắt.

Natri xyanua sinh khí hydro xyanua dễ cháy, độc hại và có tính ăn mòn khi tiếp xúc với axit hoặc nước. Các thùng đựng natri xyanua sẽ phát nổ nếu dính nước hoặc chịu sức nóng.

Ảnh hưởng đến con người

Các triệu chứng sau khi hít phải khí hydro xyanua sinh ra từ natri xyanua sẽ xuất hiện từ vài giây đến vài phút và gây tử vong chỉ trong thời gian rất ngắn. Trong thời gian tiếp xúc ngắn (dưới 8 giờ), triệu chứng nhiễm độc ban đầu bao gồm chóng mặt, buồn nôn, choáng váng, thở nhanh, cảm giác nghẹt thở, lo lắng... Người nhiễm độc nặng sẽ bị hôn mê, co thắt cơ, co giật, phù phổi và tử vong. Các dấu hiệu thiếu oxy có thể do nhiễm độc natri xyanua.

Nếu tiếp xúc với mắt, chất độc gây sưng đỏ, đau và bỏng nặng. Đối với đường tiêu hóa, nó gây buồn nôn, rát hoặc ăn mòn thành thực quản và dạ dày. Người tiếp xúc qua da sẽ bị kích ứng, tổn thương da, lở loét, cảm giác nóng rát và đau đớn.


Vụ nổ tương đương hơn 20 tấn chất nổ TNT, khiến hơn 700 người bị thương và hàng nghìn người mất nhà cửa. (Ảnh: BBC)

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), quy trình khử độc có thể được thực hiện bằng cách định vị vùng nguy hiểm và tận dụng chiều gió để thoát khí. Nhân viên giải cứu hoặc người có mặt tại đây phải mặc trang phục bảo hộ cá nhân (PPE). Dung dịch làm sạch y tế, nước và bàn chải mềm sẽ là các công cụ hữu ích để khử nhiễm từ PPE. Lúc này, nạn nhân cần phải được đưa ra ngoài nhanh chóng, bỏ quần áo và làm sạch phần da tiếp xúc với chất độc sau đó đưa đến trung tâm y tế.

Trung Quốc hôm qua lần đầu tiên xác nhận có chất độc natri xyanua tại hiện trường vụ nổ kho hóa chất ở khu công nghiệp Thiên Tân. Lượng natri xyanua được lưu trữ tại đây là 700 tấn, gấp 70 lần so với mức cho phép.

Theo CNN, các thùng chứa chất độc đã được vô hiệu hóa bằng cách sử dụng hydrogen peroxide và một số biện pháp khác. Những bức tường cao một mét được dựng lên đề phòng trường hợp phản ứng hóa học xảy ra khi trời mưa.

Wen Wurui, người đứng đầu cơ quan bảo vệ môi trường Thiên Tân, hôm 13/8 cho biết các nồng độ hóa chất tại đây cao hơn bình thường, nhưng chúng sẽ không gây hại cho con người trừ khi tiếp xúc trong thời gian dài. Đến hôm qua, mức độ độc hại đã giảm xuống mức bình thường và không nguy hiểm cho sức khỏe.

Vụ nổ kinh hoàng tại kho chứa hàng hóa nguy hiểm ở Thiên Tân đêm 12/8 cướp đi sinh mạng của 112 người. 95 người hiện vẫn mất tích.

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video