Chất Ethylene oxide là gì? EO có tác hại như thế nào đến sức khỏe?

Chất ethylene oxide (EO) có công thức hóa học là C2H4O được sử dụng rộng rãi như một tác nhân để tiệt trùng vật tư dụng cụ trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, sản xuất dược phẩm và thú y. Một số thực phẩm chế biến sẵn cũng có chứa hóa chất này nhằm bảo quản tránh mốc, hỏng.

Nhờ có khả năng phá hủy DNA nên ethylene oxide được sử dụng phổ biến như một chất khử trùng hiệu quả. Nhưng vì thế mà nó cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư, đột biến gen khi tiếp xúc thường xuyên. Do nhiều lo ngại về vấn đề sức khỏe do ethylene oxide gây ra trên người, nên Cơ quan quản lý thực phẩm Mỹ và châu Âu cũng có nhiều khuyến cáo về chất này.

Ethylene oxide được sử dụng thế nào?

Ethylene oxide còn có các tên gọi khác như: Alkene Oxide, Dimethylene Oxide, EO, ETO, Oxane, Dihydroxirene, Oxacyclopropane, Oxirane.

Khí Ethylene oxide (còn được gọi là EO hoặc EtO) được sử dụng rộng rãi như một tác nhân để tiệt trùng vật tư dụng cụ trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, sản xuất dược phẩm và thú y.


EO được sử dụng để khử khuẩn, bảo quản đồ tích trữ lâu dài.

Nhờ có khả năng phá hủy DNA nên ethylene oxide được sử dụng phổ biến như một chất khử trùng hiệu quả. Nhưng vì thế mà nó cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư, đột biến gen khi tiếp xúc thường xuyên. Do nhiều lo ngại về vấn đề sức khỏe do ethylene oxide gây ra trên người, nên Cơ quan quản lý thực phẩm Mỹ và châu Âu cũng có nhiều khuyến cáo về chất này.

Ethylene oxide (EO) có tính xuyên thấu tốt, thẩm thấu xuyên qua các chất liệu như giấy, nhựa, vải. Bên cạnh đó, khí này còn có khả năng khử hầu như tất cả các virus, vi khuẩn và nấm, ngăn cản chúng tái tạo, do đó rất được ưa chuộng trong việc khử khuẩn, bảo quản những đồ cần tích trữ lâu dài mà không lo nấm mốc.

EO cũng dùng để sản xuất hóa chất gia dụng. Trong công nghiệp chủ yếu được sử dụng để làm ethylene glycol - chất chống đông và polyester.

Một lượng nhỏ của ethylene oxide được sử dụng trong thuốc trừ sâu diệt côn trùng.

Ethylene oxide cũng là một thành phần trong dệt may, chất tẩy rửa, dung môi và chất kết dính.

Một số quốc gia cho phép sử dụng ethylene oxide trong mục đích kiểm soát côn trùng trong một số sản phẩm nông sản, khử khuẩn thực phẩm.

Con người tiếp xúc với EO bằng cách nào?

Ethylene oxide là một chất khá phổ biến trong rất nhiều sản phẩm tiêu dùng, công nghiệp. Do vậy, con người có thể tiếp xúc với EO chủ yếu qua đường không khí (hít vào) và ăn uống (thực phẩm, đồ uống).

Ngoài ra, có thể tiếp xúc trực tiếp với khí EO nếu là công nhân làm việc trực tiếp với loại khí này.

Người dân có thể tiếp xúc với khói thuốc lá và sử dụng các sản phẩm đã được khử trùng bằng EO như các sản phẩm y tế, mỹ phẩm, thực phẩm (từ các thực phẩm dạng chế biến sẵn, các thực phẩm cần bảo quan lâu ngày, các thực phẩm không kiểm soát lượng thuốc trừ sâu, hóa chất sử dụng…).

Khi nào EO có khả năng gây ung thư?

EO được Cơ quan hóa chất châu Âu (ECHA) phân loại là chất gây đột biến, chất gây ung thư và chất độc hại gây vô sinh. Không có định lượng mức độ nào của việc phơi nhiễm với EO có thể gây nguy cơ với sức khỏe con người.

Việc tiêu thụ thực phẩm có chứa EO không gây nguy hiểm cấp tính cho sức khỏe nhưng sẽ làm tăng nguy cơ gây hại sức khỏe nếu tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm EO với lượng nhiều và trong một thời gian dài.

Ngộ độc cấp tính gây phản ứng tại chỗ

Việc công nhân hít phải EO ở hàm lượng cao có thể dẫn tới phản ứng cấp tính như: Buồn nôn, nôn mửa, rối loạn thần kinh, viêm phế quản, phù phổi, và khí phế thũng.

Tiếp xúc da hoặc mắt với dung dịch EO gây kích ứng da và mắt ở người.

Các thử nghiệm liên quan đến sự phơi nhiễm cấp tính của động vật cho thấy EO có độc tính cấp tính cao nếu hít phải.

Ngộ độc mãn tính có thể gây ra nhiều bệnh

Cơ quan Bảo vệ môi trường California (CalEPA) đã thiết lập mức phơi nhiễm qua đường hô hấp mãn tính mức 0,03mg/m3) đối với EO dựa trên ảnh hưởng đến hệ thần kinh ở chuột. Mức phơi nhiễm tham chiếu CalEPA là nồng độ bằng hoặc thấp hơn mức bất lợi không có khả năng xảy ra ảnh hưởng đến sức khỏe. Nó không phải là một công cụ ước tính rủi ro trực tiếp, mà là một điểm tham chiếu để đánh giá các tác động tiềm ẩn. Ở mức phơi nhiễm suốt đời ngày càng lớn hơn mức phơi nhiễm tham chiếu, khả năng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tăng lên.

Theo đó, mức nguy cơ tối thiểu khi hít phải (MRL) trung bình là 0,2mg/m3. MRL là ước tính của con người tiếp xúc hàng ngày với một chất độc hại, có thể không có nguy cơ ung thư, nhưng có bất lợi đáng kể ảnh hưởng đến sức khỏe trong một thời gian tiếp xúc cụ thể. Khoảng thời gian tiếp xúc cho một MRL trung gian là từ vài tuần cho đến một năm.

Nếu tiếp xúc với EO trong vài năm (công nhân làm việc trong môi trường có EO), thì ngoài ung thư, các vấn đề sức khỏe mạn tính do EO có thể gây ra là: Kích ứng mắt, da, đường hô hấp và ảnh hưởng đến hệ thần kinh (ví dụ: nhức đầu, buồn nôn, mất trí nhớ, tê dại) mạn tính.

Các tác động sinh sản khác nhau đã được ghi nhận trong các nghiên cứu về phơi nhiễm qua đường hô hấp của động vật, bao gồm cả việc giảm số lượng vị trí cấy ghép, giảm trọng lượng tinh hoàn và nồng độ tinh trùng, và thoái hóa tinh hoàn.

Cập nhật: 25/08/2022 SKĐS
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video