Chất hóa học có mùi kinh khủng nhất thế giới: Một giọt cũng có thể "sơ tán" cả con phố đông đúc dài trăm mét

Rác thải để trong thùng chứa quá lâu vào ngày hè, nước thải hay mùi nhà vệ sinh công cộng, rõ ràng chúng đều có mùi hôi rất đặc trưng nhưng mùi hôi của chúng chưa được xếp vào loại nguy hiểm đến tính mạng con người.

Tuy nhiên, mùi hôi của hóa chất hiếm có thioacetone mới thực sự nguy hiểm. Phân tử đơn giản này tuy vậy lại khó sản xuất vì nó chỉ duy trì ở nhiệt độ trên -20°C. Khi ở nhiệt độ này, nó sẽ kết thành khối và tạo thành một chất rắn gọi là trithioacetone.

Câu chuyện nổi tiếng nhất về mùi hôi của thioacetone bắt nguồn từ năm 1889. Khi đó, các công nhân tại một nhà máy ở thành phố Freiberg của Đức đã cố gắng sản xuất ra loại hóa chất đơn giản nhưng có sức sát thương lớn. Và rồi họ vô tình tạo ra sự hoảng sợ cho người dân. Thành công của họ dẫn đến "một mùi khó chịu lan nhanh khắp một khu vực rộng lớn của thị trấn, khiến nhiều người bị ngất xỉu, nôn mửa và phải sơ tán trong hoảng loạn".

Điều tương tự đã xảy ra vào năm 1967 khi hai nhà nghiên cứu người Anh Victor Burnop và Kenneth Latham đã cố gắng sử dụng thioketon để tạo ra một loại polyme mới. Tuy nhiên chỉ vì để hở một chai đựng cặn thioketon trong giây lát. Nó đã khiến những người làm việc trong tòa nhà cách đó hàng trăm mét bị buồn nôn sau khi ngửi thấy mùi này.

Theo các nhà khoa học tại trạm nghiên cứu Eso cho biết: "Gần đây chúng tôi phát hiện ra một loại mùi ngoài mong đợi. Trong thí nghiệm ban đầu, nút đậy đã bị rơi khỏi chai đựng cặn và dù được xử lý ngay lập tức nhưng nó vẫn khiến các đồng nghiệp làm việc trong một tòa nhà cách đó khoảng 180 mét cảm thấy bị buồn nôn và mệt mỏi".

Vào đầu những năm 1960, khi Giáo sư Roland Mayer tại Đại học Công nghệ Dresden, Đức bắt tay tìm kiếm một nhóm hợp chất hóa học có chứa lưu huỳnh thơm được gọi là thioketones, ông đã biết về đặc tính hôi của thioacetone nhưng ông vẫn ngạc nhiên bởi mùi hôi thối của nó. Thậm chí ông mô tả rằng mùi hương của nó gần như không thể diễn tả được.


Cấu trúc hóa học của thioacetone.

Điều thú vị là thioacetone không phải là một hóa chất có cấu trúc phức tạp nhưng dường như không ai biết chính xác tại sao nó lại có mùi hôi như vậy. Lưu huỳnh nhiều khả năng là thủ phạm nhưng tại sao hợp chất này lại có mùi tệ hơn nhiều so với những hợp chất khác vẫn là một bí ẩn mà nhiều nhà khoa học chưa thể tìm ra.

Nhà hóa dược học Derek Lowe chia sẻ với Sciencemag: "Nó chỉ đơn thuần là bốc mùi. Nhưng nó đưa mùi liên tục và khiến người ta không thể chịu đựng được. Nó khiến nhiều người vô tình hít phải sẽ bị loạng choạng, ôm bụng và bỏ chạy trong kinh hãi. Nó ám muội đến mức khiến người ta nghi ngờ nó xuất phát từ những thế lực siêu nhiên độc ác".

Trải qua hàng chục ngàn năm, chúng ta đã có thể ngửi thấy các chất có chứa lưu huỳnh với lượng 1 phần tỷ hoặc thậm chí 1 phần ngàn tỷ, tương đương với nửa thìa cà phê đường trong một bể bơi nước cỡ Olympic. Với thioacetone, khứu giác của chúng ta thậm chí còn bị tác động mạnh mẽ hơn thế, ít nhất theo các nhà nghiên cứu tham gia thí nghiệm ở Trạm nghiên cứu Eso năm 1967.

Họ viết: "Các mùi xuất hiện bất chấp ảnh hưởng của việc pha loãng vì các nhà nghiên cứu trong phòng thí nghiệm không thấy mùi khó chịu. Trong thử nghiệm, họ đã chia các quan sát viên khác xung quanh phòng thí nghiệm ở khoảng cách lên đến gần 400 mét và chỉ một giọt trithioacetone nhỏ lên trên kính đồng hồ trong tủ hút gió. Mùi hôi được phát hiện sau đó chỉ trong vài giây".

Tệ hơn nữa, mùi của thioacetone đặc biệt lưu hương rất lâu. Điều đó có nghĩa rằng, nó có thể mất nhiều ngày để biến mất ngay cả khi tỏa ra một lượng rất nhỏ. Vì vậy có lẽ bạn đừng nên tò mò về mùi hôi này nếu như không muốn gặp vấn đề sức khỏe.

Cập nhật: 26/01/2021 Theo Pháp luật và bạn đọc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video