Chất phóng xạ từ thảm họa Fukushima được tìm thấy trọng rượu California

Sau thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima năm 2011, chất phóng xạ rò rỉ vào các khu vực xung quanh khiến nguồn nước và thức ăn bị nhiễm phóng xạ. Bảy năm sau, vết tích của cuộc thảm họa lại được tìm thấy cách nửa vòng thế giới - trong rượu vang của California.

Theo Live Science, một nhóm các nhà vật lý hạt nhân của Pháp đã phân tích 18 chai rượu vang đỏ của California được sản xuất từ ​​năm 2009 trở đi và phát hiện ra rằng lượng phóng xạ trong những chai rượu ra đời sau thảm họa hạt nhân Fukushima cao hơn mức bình thường, một số cao gấp đôi ví dụ như loại rượu vang Cabernet Sauvignon. Họ đã công bố những phát hiện đó trong tạp chí trực tuyến Arxiv.


Mặc dù đã đo được mức độ gia tăng chất phóng xạ nhưng các chuyên gia nói rằng không có gì phải lo lắng.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng hai phương pháp để tìm kiếm vết tích của một đồng vị phóng xạ được gọi là cesium-137. Phương pháp đầu tiên được phát triển khoảng 20 năm trước đó là đo lường phóng xạ thông qua vỏ thủy tinh, vì vậy không cần mở hay hủy chai rượu. Theo nghiên cứu, trước năm 1952, chất cesium-137 (đồng vị phóng xạ phát sinh từ các lò phản ứng hạt nhân vào giữa thế kỷ 20) không tồn tại, đó là bằng chứng cho thấy các loại rượu vang cổ xưa có chứa tạp chất.

Để phát hiện chính xác hơn, các nhà nghiên cứu đã phá hủy các loại rượu vang bằng cách đốt chúng thành "tro bụi". Và họ đã đo lượng cesium-137 trong đống tro tàn đó.

Theo tờ The New York Times, mặc dù đã đo được mức độ gia tăng chất phóng xạ nhưng các chuyên gia nói rằng không có gì phải lo lắng. Sở Y tế Công cộng California cho biết "cư dân California hiện không đối mặt với bất kỳ nguy cơ sức khỏe và an toàn nào".

Bên cạnh đó theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng chất phóng xạ từ thảm họa Fukushima nhiễm vào thức ăn và nước uống tại các quốc gia ngoài Nhật Bản là rất thấp và không đe dọa đến sức khỏe con người.

Theo Hiệp hội hạt nhân thế giới, ngay cả ở Nhật Bản- trung tâm của thảm họa, có hơn 100.000 người đã được sơ tán đến khu vực khác và đã không có trường hợp tử vong hoặc mắc bệnh bức xạ được báo cáo cho đến nay. Hơn nữa, hầu hết các chai rượu vang được sản xuất sau năm 1952 đều nhiễm một chút phóng xạ.

Cập nhật: 25/07/2018 Theo vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video