Chất sắt làm nên nữ tính

Cơ thể mỗi người chỉ cần 3- 5 g sắt nhưng nếu thiếu đi, sức khoẻ của bạn sẽ gặp vấn đề. Riêng với phái đẹp, tình trạng thiếu sắt ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của giới tính.

Chất sắt trong thịt dễ hấp thu hơn trong rau quả. (Ảnh: aboutorganics)
Ở lứa tuổi dậy thì, các em gái thiếu sắt sẽ có những biểu hiện tiêu cực không chỉ trong sự phát triển cơ bắp mà còn cả tâm lý và trí tuệ. Số đo vòng 1 sẽ không có sự thay đổi đặc biệt, dáng người có thể vẫn khẳng khiu như trẻ con, những biểu hiện trưởng thành giới tính cũng đến rất chậm.

Khi đã có kinh nguyệt, sắt bị mất theo máu kinh hằng tháng. Trong thời kỳ mang thai, sinh nở, cho con bú, cơ thể người phụ nữ cần "ngốn" lượng sắt cao gấp 2 lần so với giai đoạn trước đó.

Khoảng 20% lượng sắt dự trữ sẽ bị "trôi" mất trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ. Vì vậy, nguy cơ suy nhược, rụng tóc, không ham muốn tình dục ở đối tượng này sẽ cao gấp 2- 3 lần so với người bình thường. Thiếu sắt trong máu còn là nguyên nhân gây hiện tượng dễ chảy máu.

Nhiệm vụ của sắt

Sắt tham gia vào quá trình tổng hợp hồng cầu. Sắt trợ giúp trong việc vận chuyển ôxy đến các tế bào, đảm bảo quá trình nuôi sống chúng. Nó còn có một chức năng dự trữ ôxy cho cơ bắp. Sắt cũng có nhiệm vụ vô hiệu hóa một số thành phần lạ xâm nhập từ ngoài vào cơ thể, tham gia tổng hợp các hoóc môn tuyến tiền liệt và giữ gìn khả năng miễn dịch.

Sự khủng hoảng thiếu sắt sẽ phá hủy chức năng của nhiều bộ phận và hệ thống trong cơ thể, làm suy yếu khả năng tự bảo vệ, đảo lộn quá trình trao đổi chất.

Sắt được chuyển hóa hiệu quả nhất dưới sự trợ giúp của vitamin B12 và acid folic (vitamin B9); từ đó máu được sản xuất nhanh và kịp thời. Vì thế, B12 còn có tên gọi là "vitamin đỏ". Vào chu kỳ kinh nguyệt, các bác sĩ khuyến khích phụ nữ bổ sung 2 loại vitamin trên cộng với 1 viên B-complex (thường được quen gọi với cái tên 3B) để đảm bảo cân băng cơ thể. Riêng phụ nữ có thai có thể dùng liều lượng acid folic gấp đôi (dưới sự cho phép của bác sĩ).

Dấu hiệu báo động thiếu sắt

Da khô, xanh xao, bong da, tóc, móng chóng gãy, rụng.

Chóng mệt, mất ngủ, hay ngất, hoa mắt, buồn nôn, không muốn làm gì, hay nhiễm trùng, viêm, trầm cảm, chán nản, giảm trí nhớ.

Khi thử máu thấy hồng cầu giảm xuống dưới 12 g/l, cần phải có chế độ bổ sung sắt và thức ăn bổ dưỡng, các loại vitamin.

Các loại thức ăn giàu sắt (xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp): Gan lợn, bột ca cao, gan bò, lạc, hạt điều, lê, trứng gà, táo, bắp cải, cá, sữa bò.

Lưu ý: Thành phần sắt trong thực vật (rau, quả) khó chuyển hoá gấp 3-4 lần so với sắt từ nguồn gốc động vật (thịt).

Theo Người Đẹp Việt Nam, VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video