Cháy rừng ảnh hưởng đến quá trình tiến hóa của một số loài

Theo Popular Science, một nghiên cứu do nhóm của nhà sinh thái học Gavin Jones (Trạm nghiên cứu Rocky Mountain) thực hiện ghi nhận tình trạng cháy rừng ngày càng thường xuyên và dữ dội đang định hình quá trình tiến hóa ở nhiều loài.

Cháy rừng giết chết động vật này nhưng lại giúp động vật khác tồn tại, từ đó quyết định gene của loài nào được truyền lại cho thế hệ tương lai. Quá trình một số cá thể sống sót tốt hơn cá thể khác là sự chọn lọc tự nhiên - động lực thúc đẩy tiến hóa. Cá thể may mắn sở hữu vài đặc tính không chỉ cho phép sống sót qua đám cháy mà còn phát triển mạnh mẽ trong môi trường sống bị thiêu rụi, sau đó sinh sôi thành công.

Cháy rừng cũng có thể đóng vai trò kết nối, tạo ra môi trường sống khuyến khích các thành viên cùng loài hòa hợp với nhau. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng đám cháy chia cắt quần thể nào đó thành nhiều nhóm nhỏ biệt lập, dẫn đến giao phối cận huyết rồi cuối cùng tuyệt chủng.

Liệu động vật hoang dã có thích nghi đủ nhanh hay không? Ông Jones cho biết loài quần thể lớn, thời gian thế hệ ngắn như côn trùng tiến hóa nhanh hơn loài thời gian thế hệ dài.


Cháy rừng ảnh hưởng đến quá trình tiến hóa.

Bọ lửa đen

Bọ lửa đen thích lửa, chúng tìm kiếm gốc cây vừa bị cháy để đẻ trứng. Cháy rừng còn giúp xua đuổi số động vật chuyên ăn trứng bọ. Vì vậy loài này phát triển cơ quan thụ cảm giấu sau chân ghi nhận được nhiệt, cho chúng biết chính xác nơi có lửa ở cách xa hàng chục dặm. Cơ quan thụ cảm hoạt động nhờ loạt túi nước nhỏ nằm bên trong, nở ra lúc nhiệt độ tăng.

Chim gõ kiến lưng đen

Loài này làm tổ trong thân cây cháy đen hoặc thân cây chết đứng - nơi bộ lông của chúng phát huy khả năng ngụy trang. Nhưng vài nghiên cứu chỉ ra, tổ chim nằm càng gần rừng chưa bị cháy (có nhiều cây che phủ bảo vệ) thì tỷ lệ con non sống sót đến tuổi trưởng thành càng tăng. Như vậy gene của số cá thể làm tổ xa điểm cháy rừng sẽ được truyền lại.

Theo một nghiên cứu bổ sung, chim gõ kiến lưng đen sẽ bay đến vùng rừng bị cháy 3-5 năm sau khi hỏa hoạn xảy ra để tìm bọ, cho phép các quần thể khác nhau chia sẻ gene thông qua giao phối.

Thằn lằn hàng rào phương Tây

Thằn lằn hàng rào phương Tây có bụng màu xanh da trời, lưng màu nâu, đen hoặc xám. Tại miền Nam bang California của Mỹ, chúng thường nằm trên các thân cây bụi cháy đen và tránh bề mặt trắng không phù hợp với mình. Theo thời gian hành vi này làm tăng số lượng cá thể màu sẫm.

Cú đốm

Cú đốm cần rừng tươi tốt để tồn tại. Nhưng khi xảy ra cháy không phải cá thể nào cũng chết hoặc di cư sang nơi khác. Hệ thống GPS phát hiện cú đốm thích săn mồi ở mảng rừng bị cháy nghiêm trọng - đặc biệt là mảng tương đối nhỏ khoảng 1 đến 10 hecta - có cây xanh nguyên vẹn bao quanh (thích hợp làm tổ). Phát hiện này chỉ ra chúng đã biết thích nghi với cháy rừng.

Bướm xanh Boisduval

Hoa dại Lupin - thức ăn ưa thích của ấu trùng bướm cùng các loài thụ phấn khác - phát triển mạnh mẽ sau cháy rừng. Tại công viên quốc gia Yosemite trên địa bàn California, cháy rừng khuyến khích các quần thể bướm xanh Boisduval biệt lập tương tác với nhau, tăng cường sự đa dạng đồng thời thúc đẩy tổng thể loài phát triển.

Cập nhật: 21/02/2024 1thegioi
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video