Chế tạo xăng từ mùn cưa và cỏ

George Huber cùng các cộng sự tại ĐH Massachusetts, Amherst đang tiến hành nghiên cứu chuyển đổi mùn cưa và cỏ thành xăng "xanh", một loại nhiên liệu có thể sử dụng cho các phương tiện hiện tại.

Trong một vài năm tới, nguồn nhiên liệu sạch này sẽ trở thành nguồn cung cấp năng lượng chính cho các động cơ. "Bạn sẽ không nhận ra đó là xăng "xanh" trừ khi ai đó nói cho bạn dấu hiệu nhận biết bởi lượng khí thải carbon từ loại xăng này bằng 0 vì nó được tái sử dụng lại". George Huber cho biết.


George Huber đang cầm trên tay "xăng xanh" sản xuất từ mùn cưa và cỏ khô (Nguồn: LiveScience)

"Xanh xăng" được sản xuất bằng kỹ thuật xúc tác nhiệt phân tầng sôi. Trong đó, chất xúc tác là loại vật liệu có tác dụng làm cho phản ứng hoá học cụ thể xảy ra nhanh hơn bình thường chuyển hoá lignocellulose thành xăng.

Quá trình nhiệt phân nhanh giúp đốt nóng nhanh để chuyển hoá carbon thành khói thay vì thành than như nhiệt phân chậm.

Tầng sôi giúp tối đa hoá việc tiếp xúc và kết hợp giữa khói khí từ chất xúc tác nhiệt phân và chất xúc tác rắn.

Hiện nay một galon xăng sử dụng công nghệ này mất 45 pound chi phí cho mùn cưa. Tuy nhiên, công nghệ này sẽ là lý tưởng khi đầu vào không cần gì khác ngoài mùn cưa và không khí và được đặt tại nơi sẵn có thực vật.

"Công nghệ sẽ sớm được áp dụng để sản xuất ra xăng tại các nhà máy và khi giá dầu tăng sẽ là cơ hội cho các kỹ sư ", George Huber cho nói. "Đây sẽ là một giải pháp nhiên liệu cho tương lai".

Theo Đất Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video