Chết đi sống lại nhờ tắm nước đá lạnh

Chết đi sống lại tưởng như chỉ có thể xảy ra trong phim, nhưng hiện tượng này thực sự tồn tại. Điều kỳ diệu đó đã xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ với Bulent Sonmez, dù sau khi tỉnh dậy bệnh nhân này đã bị mất trí nhớ.

Kỳ diệu chết đi sống lại nhờ tắm nước đá lạnh

Bệnh nhân Bulent Sonmez đã chết đi sống lại sau khi được các bác sĩ thả vào một bồn tắm nước lạnh. Không lâu sau khi được đưa vào viện, tình trạng của Bulent Sonmez trở nên vô cùng tồi tệ, tim của bệnh nhân này đã ngừng đập.

Với hy vọng cứu sống cuối cùng, các bác sĩ đã sử dụng một biện pháp cấp cứu vẫn luôn gây tranh cãi, hạ nhiệt cơ thể xuống còn 30oC nhằm hạn chế tác động lên các cơ quan nội tạng do thiếu oxy. Khi tim của Bulent đập trở lại, đội ngũ bác sĩ đã phải mất 24 tiếng đồng hồ để duy trì nhịp tim và đưa nhiệt độ cơ thể của Bulent trở về mức bình thường.

Tuy nhiên, không may rằng sau khi được cấp cứu, bệnh nhân 40 tuổi này chỉ có thể nhớ được một nửa thời gian sống của mình và không hề có ký ức nào về vợ và con cái. Đã 8 tháng sau lần cấp cứu kinh hoàng đó, bệnh nhân Bulent người Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang dần kết nối các mảnh ghép trí nhớ của mình dù vẫn còn rất nhiều lỗ hổng lớn.


Bulent Sonmez chết đi sống lại sau khi được cho tắm nước lạnh

Vợ của Bulent, Sibel Sonmez chia sẻ: “Điều này như một bộ phim vậy, tôi đã không biết phải giải thích với anh ấy như thế nào về 2 đứa con đang đợi ở nhà. Tôi đã cố gắng chứng minh bằng cách cho anh ấy xem những bức ảnh, nhưng cũng phải mất một khoảng thời gian mới có thể thuyết phục được anh ấy.”

Bác sĩ Omer Zuhtu cho biết: “Bệnh nhân đã được cho ra viện từ 8 tháng trước và dường như đã lấy lại được hầu hết trí nhớ của mình. Chúng tôi đã không chú ý nhiều đến tác dụng phụ của biện pháp hạ thân nhiệt để cấp cứu. Đây là một cách làm gây nhiều tranh cãi, nhưng trong trường hợp này, nó chắc chắn đã cứu sống Bulent.”

Điều trị hạ thân nhiệt có thể được sử dụng để hạn chế những tác động của tình trạng thiếu oxy đối với những bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, nhưng có thể gây ra những tổn thương não nghiêm trọng. Phương pháp này đôi khi được sử dụng ở Anh khi có sự đồng ý bằng văn bản đã được cung cấp bởi thân nhân của bệnh nhân.

Theo VietQ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video