Chỉ có thể là Nhật Bản: Tàu hỏa biết giả tiếng chó và hươu để phòng tai nạn

Người Nhật nổi tiếng là tinh tế và sáng tạo, đây là một trong những bằng chứng chứng minh luận điểm này hoàn toàn đúng.

Tất cả tàu hỏa trên thế giới dường như chỉ quan tâm đến nhiệm vụ duy nhất của mình là vận chuyển hàng hóa, hành khách từ điểm A đến điểm B.

Thế nhưng ở Nhật Bản, có những tàu hỏa đặc biệt với đặc điểm cực kỳ lạ - biết sủa như chó và kêu như hươu.

Nghe có phần kì quặc nhưng sau khi nghe xong câu chuyện này, đảm bảo bạn sẽ thốt lên rằng sao người Nhật lại tinh tế, chu đáo và sáng tạo đến thế!


Tàu hỏa ở Nhật Bản biết sủa như chó và kêu như hươu.

Ai cũng biết rằng, việc những loài động vật, mà cụ thể là những chú hươu ở Nhật bất thình lình chạy ngang qua đường sắt có thể gây ra những vụ tai nạn nghiêm trọng.

Theo giới chức trách việc tàu hỏa đâm phải hươu là 1 vấn đề lớn ở Nhật Bản. Nó không chỉ gây ra sự chậm trễ, mà còn khiến hươu bị thương nặng, đến chết. Thực tế ghi nhận vào năm 2016 có tới 613 vụ tàu hỏa bị ngưng tạm thời hoặc phải hoãn lại do hươu.

Chính vì thế, Viện nghiên cứu kỹ thuật đường sắt (RTRI) ở Nhật đã quyết định trang bị thêm cho những tàu hỏa đi trên khu vực có nhiều hươu sinh sống bộ phát tiếng chó sủa và tiếng khịt mũi báo động của loài hươu.

Do hươu vốn hoảng sợ và sẽ chạy trốn khi nghe tiếng chó sủa, thế nên giới nghiên cứu thử nghiệm ý tưởng phát âm thanh khịt mũi của hươu trong 3 giây, sau đó là tiếng chó sủa trong 20 giây trên chuyến tàu chạy vào sáng sớm, đêm khuya. Đây là thời điểm hươu chạy qua đường ray nhiều nhất.

Kết quả là khi âm thanh phát ra, số lần mà các thành viên trên tàu nhìn thấy hươu quanh đường ray là 7,5 lần/100km, giảm tới 45%.


Lý do mà hươu cứ đến gần đường ray tàu hỏa là vì chúng liếm đường ray.

Lý do mà hươu cứ đến gần đường ray tàu hỏa là vì chúng liếm đường ray - như 1 cách để bổ sung chất sắt trong chế độ ăn của mình.

Trong quá khứ, nhiều phương pháp đã được đưa ra áp dụng như đặt vật cản, phân sư tử... để ngăn hươu đến gần đường sắt nhưng không hiệu quả.

Với thiết bị mới này, dường như mọi chuyện có vẻ khả quan hơn. Một viên chứ của RTRI chia sẻ rằng, nếu thiết bị này có hiệu quả, họ hi vọng sẽ hoàn tất hệ thống hoạt động ở vùng núi, những nơi mà công ty đường sắt muốn mở rộng để có thể không làm hại đến cho các sinh vật sinh sống ở đó.

Cập nhật: 22/01/2018 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video