Những loại kim cương đắt giá nhất hành tinh được liệt kê trong bài viết này thậm chí có loại dường như trở nên vô giá.
Những viên kim cương đắt nhất thế giới
- 14. Kim cương Allnatt
- 13. Kim cương đỏ Moussaieff Red
- 12. Kim cương Sancy
- 11. Kim cương The Heart of Eternity
- 10. Kim cương Archduke Joseph
- 9. Kim cương Perfect Pink
- 8. Kim cương Wittelsbach-Graff
- 7. Kim cương Steinmetz Pink
- 6. Kim cương Princie
- 5. Kim cương Graff Pink
- 4. Kim cương De Beers Centenary
- 3. Kim cương Hope
- 2. Kim cương Cullinan
- 1. Kim cương Koh-I-Noor
Từ xa xưa cho đến nay, kim cương vẫn luôn là một thứ trang sức giá trị được con người yêu chuộng. Người Hindu tin rằng, kim cương được tạo ra khi sét đánh vào những viên đá. Trong khi đó, người Hy Lạp cổ đại tin rằng, kim cương là "giọt nước mắt" của những vị thần. Người La Mã cổ đại lại cho rằng, kim cương là "mảnh vỡ" của những ngôi sao rơi xuống Trái Đất.
Trong thế kỷ 15, kim cương còn được tượng trưng cho sức mạnh trường tồn xuất phát bởi từ "diamond" có nghĩa "không thể phá hủy" trong tiếng Hy Lạp.
Tới thời hiện đại, kim cương đã được lãng mạn hóa hơn. Loại trang sức quý này đại diện cho những thứ luôn cần được tôn vinh như sắc đẹp của người phụ nữ và tình yêu nam nữ. Những viên kim cương đều được mài dũa hết sức tinh tế và đem lại một vẻ đẹp không thể phủ nhận. Tuy nhiên, thế giới có rất nhiều loại kim cương và cũng có nhiều mức giá trị khác nhau.
14. Kim cương Allnatt
Với sắc vàng óng ánh, kim cương Allnatt được Viện địa chất Mỹ (GIA) xếp vào hạng cao nhất Fancy Vivid Yellow. Viên kim cương này nặng 101,29 ca-rat (khoảng 20,258 gram).
Tên của loại kim cương này được đặt tên theo Alfred Ernest Allnatt, là người chủ sở hữu đầu tiên của viên kim cương. Ông là một nhà từ thiện và doanh nhân nổi tiếng người Anh. Không ai biết rõ nguồn gốc của viên kim cương nhưng nhiều chuyên gia tin rằng nó xuất phát từ mỏ De Beers Premier ở Nam Phi, bởi nó mang nhiều đặc điểm giống với những viên kim cương khai thác từ đó.
Trị giá: 3 triệu USD
13. Kim cương đỏ Moussaieff Red
Đây là viên kim cương đỏ hiếm hoi trong số rất nhiều các viên kim cương màu trên thế giới. Những viên kim cương đỏ hiếm khi được xếp hạng Fancy Red. Nhưng Moussaieff lại khác, chúng có màu đỏ tinh khiết, không pha lẫn bất kỳ một màu khác và được biết đến như là kim cương Fancy Red nổi tiếng.
Tên gọi ban đầu của viên kim cương này là Red Shield. Moussaieff nặng 5,11 ca-rat (khoảng 1,002 gram) đồng thời là viên kim cương đỏ lớn nhất hiện nay. Công ty trang sức Moussaieff Jewelers mua viên kim cương từ năm 2012 với giá 8 triệu USD. Moussaieff Red Diamond được phát hiện vào năm 1990 bởi người nông dân có tên Alto Paranaiba sống tại Brazil.
Trị giá: 8 triệu USD
12. Kim cương Sancy
“Sancy” là viên kim cương có tuổi đời hàng thế kỷ, được truyền qua nhiều đời của hoàng gia châu Âu. Trước đó, nó được cho là thuộc về triều đại Great Moghuls của Mông Cổ, dù nguồn gốc thực có thể xuất phát từ Ấn Độ.
Sancy nặng 55,23 carat (11,05g), có màu vàng nhạt và là viên kim cương đầu tiên được cắt với các mặt đối xứng. Trong cuộc đấu giá tháng 5/2012, viên kim cương từng được trả 9,7 triệu USD.
Trị giá: 9,7 triệu USD
11. Kim cương The Heart of Eternity
Sở hữu sắc xanh da trời đầy lôi cuốn, The Heart of Enternity là một trong những viên kim cương màu quý hiếm nhất trên thế giới. Viên kim cương này đã được phát hiện tại mỏ kim cương Premier ở Nam Phi và đây cũng là mỏ duy nhất trên thế giới sản xuất ra kim cương xanh.
The Heart of Enternity hiện đang thuộc quyền sở hữu của tập đoàn Steinmetz Group. Màu sắc của viên kim cương được đánh giá ở hạng Fancy Vivid Blue. Sau này, Steinmetz Group đá bán kim cương cho De Beers Group và sau này là nhà văn, nhà phê bình kiêm họa sỹ nổi tiếng người Ấn Độ.
Trị giá: 16 triệu USD
10. Kim cương Archduke Joseph
Archduke Joseph nổi tiếng cả về nguồn gốc lẫn người sở hữu. Viên kim cương nặng 76 ca-rat (khoảng 15,2 gram). Nó được bán tại sàn đấu giá Christie's Geneva Magnificent Jewels với giá 21,5 triệu USD. Đây là mức giá bán kỷ lục cho một viên kim cương không màu.
Kim cương Archduke Joseph được phát hiện tại vùng Golconda ở Ấn Độ. Nó được phát hiện ở một trong những mỏ kim cương lâu đời nhất trên thế giới.
Trị giá: 21,5 triệu USD
9. Kim cương Perfect Pink
Có trọng lượng 14,23 ca-rat (khoảng 2,846 gram), Perfect Pink là viên kim cương hiếm có được bán tại sàn đấu giá Christie's ở Hồng Kông với giá 23 triệu USD. Đây là mức giá kỷ lục trong một phiên đấu giá trang sức.
Theo sàn đấu giá Christie's, trong lịch sử đấu giá kéo dài 244 năm, chỉ có 18 viên kim cương trong suốt lớn hơn 10 ca-rat (màu hồng tinh khiết) được bán ra trong các buổi đấu giá. Những người sành kim cương coi kim cương hồng như một trong những loại đá quý hoàn hảo nhất.
Trị giá: 23 triệu USD
8. Kim cương Wittelsbach-Graff
Viên kim cương Wittelsbach-Graff nặng khoảng 31,06 ca-rat (khoảng 6,212 gram) và là thứ trang sức dành cho giới quý tộc, hoàng gia.
Cuộc đời của Wittelsbach-Graff xuất phát từ thế kỷ 17 và gắn liền trực tiếp với cuộc đời của vua Tây Ban Nha Phillip IV. Vua Phillip chọn viên kim cương Wittelsbach-Graff là một trong món của hồi môn cho con gái.
Viên kim cương này được Laurence Graff, một thợ kim hoàn người Anh mua vào năm 2008. Thời điểm đó, viên kim cương có tên gọi là der Blaue Wittelsbach. Sau khi mua lại kim cương, Graff đã thuê máy gọt kim cương, loại bỏ hết tạp chất và đặt tên là Wittelsbach-Graff.
Trị giá: 24,3 triệu USD
7. Kim cương Steinmetz Pink
Steinmetz Pink là viên kim cương hồng tinh khiết và tốt nhất trên thế giới. Viên kim cương này xuất hiện lần đầu tiên trên vòng đeo cổ của siêu mẫu Monaco Helena Christensen vào năm 2003, tuy nhiên nó đã nhanh chóng theo chủ mới sau đó.
Steinmetz Pink được phát hiện tại Nam Phi. Nó được xếp hạng là Fancy Vivid Pink và là viên kim cương Fancy Vivid Pink lớn nhất trên thế giới. Thông thường, kim cương hồng có kích thước khá nhỏ nhưng Steinmetz Pink lại là một ngoại lệ hiếm có. Viên kim cương này nặng 59,60 ca-rat (khoảng 11,92 gram) và nhóm thợ 8 người phải mất gần 20 tháng để cắt xẻ hoàn tất.
Trị giá: 25 triệu USD
6. Kim cương Princie
Viên kim cương Princie nổi tiếng bởi độ hiếm của nó. Princie Diamond có trọng lượng 34,65 ca-rat (khoảng 6,93 gram) và được xếp vào hạng Fancy Intense Pink. Nguồn gốc của viên kim cương xuất phát từ mỏ kim cương cổ Golconda ở vùng Trung nam Ấn Độ và gắn liền với hoàng gia Hyderabad.
Năm 1960, viên kim cương được bán cho một chi nhánh của công ty trang sức Van Cleef & Arpels ở Luân Đôn, V.Q Anh.
Trị giá: 40 triệu USD
5. Kim cương Graff Pink
Graff Pink tiếp tục là một sự ngạc nhiên khác của kim cương hồng. Trọng lượng của viên kim cương đạt tới 24,78 ca-rat (khoảng 4,95 gram).
Chủ sở hữu đầu tiên của Graff Pink là nhà kim hoàn nổi tiếng Harry Winston. Nó được cất giữ cẩn thận trong bộ sưu tập của ông hơn 60 năm. GIA phân loại Graff Pink thuộc hạng Type IIa. Điều này có nghĩa rằng, Graff Pink hoàn toàn không có tạp chất, nitơ, huỳnh quang,...
Trị giá: 46 triệu USD
4. Kim cương De Beers Centenary
Trị giá 100 triệu USD, viên kim cương De Beers Centenary là viên đá hoàn toàn không tì vết, không màu, được phát hiện tại một mỏ ở Nam Phi năm 1986. Tuy nhiên 2 năm sau đó, vào lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập công ty khai thác kim cương De Beers, sự xuất hiện của viên đá quý này mới được công bố. Được lần đầu ra mắt ở dạng thô năm 1988 với trọng lượng 599 carat, đến tháng 2/1991, nó xuất hiện dưới dạng hình trái tim, với trọng lượng 273,85 carat.
Chủ sở hữu hiện tại của De Beers Centenary là một bí ẩn.
Trị giá: 100 triệu USD
3. Kim cương Hope
Jean Baptiste Tavernier, một du khách người Pháp, đã mua một viên kim cương 112 carat với cái tên Hope. Nhiều người cho rằng viên đá quý này cũng được khai thác ở mỏ Golconda - nơi Koh-i-Noor xuất hiện. Jean Baptiste Tavernier bán Hope cho Vua Louis XIV. Nó được mệnh danh là “Kim cương xanh của vương miện”, song đã bị đánh cắp vào năm 1792 và xuất hiện trở lại tại London (Anh) vào năm 1812. Sau khi qua tay nhiều chủ, viên kim cương nổi tiếng đã được chuyển đến Viện Smithsonian (Mỹ) vào năm 1958.
Kim cương Hope là loại đá quý hiếm và rất tuyệt vời. Hope có màu xanh ánh tím, nặng 45,52 ca-rat (khoảng 9,104 gram) và là trong những viên kim cương nổi tiếng nhất trên thế giới.
Hope có cả một truyền thuyết hình thành khá đặc biệt có tên Curse of the Hope Diamond, tạm dịch là Lời nguyền của kim cương Hope.
Trị giá: 350 triệu USD
2. Kim cương Cullinan
Đứng vị trí thứ hai trong danh sách là Cullinan, viên kim cương hình quả lê có trọng lượng siêu khủng khoảng 530,2 carat (106,4 gram). Được khai thác ở Nam Phi vào năm 1905, The Cullinan ban đầu nặng 3.106 carat, được xem là viên kim cương thô lớn nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, The Cullinan đã được chia tách thành 105 viên đá quý với đường cắt và trọng lượng khác nhau. Tên của kim cương được như vậy bởi đây là viên kim cương lớn nhất trong số chín viên được cắt ra từ khối kim cương Cullinan.
Viên lớn nhất được gọi là Cullinan I, nặng 530,20 carat, là viên kim cương cắt trong suốt lớn nhất thế giới. Nó gắn liền với Vua Charles III. Cullinan II nặng 317,40 carat, là một phần của Vương miện Hoàng gia, được gọi là “Ngôi sao châu Phi”.
Trị giá: 400 triệu USD
1. Kim cương Koh-I-Noor
Cái tên Koh-I-Noor trong tiếng Ba Tư là "Ngọn núi ánh sáng". Truyền thiết kể lại, ai sở hữu được Koh-I-Noor sẽ có thể cai trị thế giới. Viên kim cương này nặng 105 ca-rat (khoảng 21 gram) và từng được coi là một trong những viên kim cương lớn nhất trên thế giới.
Nhiều truyền thuyết phỏng đoán rằng, Koh-I-Noor đã ra đời từ trước khi Chúa Jesu ra đời. Một số chuyên gia lại đưa ra giả thuyết, Koh-I-Noor lần đầu xuất hiện vào đầu những năm 1300, Số khác cho rằng thời điểm là năm 1526, nhà chinh phạt các vùng đất mới người Ấn Độ Babur tìm thấy.
Sau nhiều thế kỷ qua tay các chủ sở hữu khác nhau, Koh-i-Noor thuộc về hoàng gia Anh từ thế kỷ XIX. Viên đá quý tô điểm cho vương miện của cố Nữ hoàng Elizabeth, xuất hiện lần cuối trước công chúng năm 2002.
Giá trị của viên kim cương này là vô giá bởi không có một thước đo nào đủ chuẩn để cân đo, đong đếm.
Trị giá: Vô giá