Chiêm ngưỡng hiện tượng hiếm gặp "ngày không bóng"

Hiện tượng "ngày không bóng" là gì?

Vào "ngày không bóng", các tia nắng vuông góc với mặt đất, kết quả là các vật thể thẳng đứng sẽ không đổ bóng.

Ngoài những sự kiện vũ trụ chỉ diễn ra vài lần trong đời người, có những sự kiện diễn ra hằng năm ở vài nơi trên Trái đất nhưng cũng thú vị không kém. Một trong số này là "trưa Lāhainā" hay còn gọi là "ngày không bóng", theo trang IFLScience.


Vật thể thẳng đứng không đổ bóng vào "trưa Lāhainā" - (Nguồn: Reddit).

Hai lần một năm, chỉ vài nơi trên Trái đất sẽ có thời điểm Mặt trời nằm ngay trên đỉnh đầu, tức các tia nắng vuông góc với mặt đất, kết quả là các vật thể thẳng đứng sẽ không đổ bóng. Những nơi này đều nằm ở vùng nhiệt đới, giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

Trong những "ngày không bóng", khi Mặt trời ở đỉnh đầu và bóng của các vật thể thẳng đứng bị chính chúng che khuất cũng là lúc chúng ta đứng ở vị trí gần Mặt trời nhất.

Hawaii, ở vùng nhiệt đới, là bang duy nhất của Mỹ có "ngày không bóng", thường rơi vào tháng 5 và tháng 7 hằng năm.

"Ngày không bóng" cũng từng được ghi nhận tại Ấn Độ, Singapore, Philippines... 

Theo báo Philippines Star, thủ đô Manila và khu vực lân cận từng ghi nhận "ngày không bóng" vào ngày 29-4-2021. Ngày 23-3-2023, Singapore cũng trải qua "ngày không bóng".


(Video: Ngày không bóng ở Nicaragua).

Cập nhật: 12/04/2024 Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video