Chiêm ngưỡng loài phù du "truy hoan" trên sông

Vào cuối xuân và đầu hè hàng năm, hàng triệu con phù du đuôi dài lại nổi lên mặt nước trên sông Tisza (Hungary) để tìm bạn tình và giao phối trước khi chết.

Hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này khiến sông Tisza gần Tiszainoka trở thành một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất của Hungary vào dịp đầu mùa hè. Khách du lịch tới đây để được tận mắt chiêm ngưỡng hàng triệu con phù du đuôi dài (Palingenia longicauda) đua nhau ngoi lên mặt sông để tìm bạn tình trước khi chết.

Vòng đời sinh trưởng của loài phù du đuôi dài bắt đầu với giai đoạn ấu trùng. Chúng phát triển dưới bùn trong vòng 3 năm trước khi nở thành phù du trưởng thành. Ấu trùng sống trong những hang nhỏ nằm dưới bùn ở đáy sông, với khoảng 400 hang/m2.

Sau khi phát triển tới giai đoạn trưởng thành, những con phù chỉ có khoảng 3 giờ để giao phối và đẻ trứng trước khi chết. Với thời gian vô cùng ngắn ngủi, những con phù du đực vội vã bay đi tìm cho chúng một bạn tình thích hợp.

Khi tìm được được bạn tình, những con phù du đuôi dài tiến hành giao phối với nhau trên mặt nước của con sông dài hơn 135km ở Tiszainoka. Tuy nhiên, “cuộc tình” vội vã của phù du không hề lãng mạn. Một con phù du cái thường bị theo đuổi và giao phối với 20 con đực.

Những con phù du cái sẽ bay từ 1 đến 3km trước khi đẻ trứng xuống sông. Sau đó, trứng sẽ chìm xuống đáy và nở thành ấu trùng sau khoảng 45 ngày. Âu trùng sau đó sẽ phát triển trong 3 năm trước khi phát triển thành phù du trưởng thành.


Du khách chèo thuyền ngắm phù du trên sông sông Tisza gần Tiszainoka, Hungary.


Những con phù du kết đôi với nhau tạo thành cạnh tượng ngoạn mục trên sông Tisza.


Một du khách bơi giữa rừng phù du.


Nhiều du khách không ngại ướt quần áo, ngâm mình trong nước sông Tisza để chụp ảnh phù du vào mùa sinh sản.


Hàng triệu con phù du đuôi dài tìm bạn tình và giao phố trên sông Tisza.


Đuôi của một con phù du rẽ nước trên sông.


Những con phù du trên tay của một du khách.

Phù du là loại côn trùng tương đối cổ xưa, đã xuất hiện từ hơn 300 triệu năm trước. Có khoảng 2.000 giống phù du, phân bố rất rộng. Thân chúng bé nhỏ yếu ớt, đầu nhỏ, mắt to, cánh màng rất yếu rất dễ bị rụng, chân rất nhỏ, không dùng để bò, chỉ để đậu bám.

Phù du trưởng thành không sống trọn 1 ngày, thường chỉ mấy tiếng đồng hồ là chết bởi miệng của nó đã thoái hóa, không thể ăn uống được gì. Phù du trưởng thành sống ngắn ngủi như vậy, nhưng phù du ấu trùng lại sống khá lâu. Phù du trưởng thành giao phối xong đẻ trứng vào nước, ấu trùng phải sống 1-3 năm ở trong nước, rồi bò lên bờ lột xác mới thành phù du trưởng thành.

Ấu trùng thường vũ hóa sau lúc mặt trời lặn thành bướm non, lúc này đã giống với phù du trưởng thành, nhưng còn một lớp màng mờ bao bọc toàn thân màu đen, cánh sẫm, không linh hoạt, không giao phối được. Sau khi bướm non lột xác, mới có đuôi cánh màng trong suốt, tươi sáng, thành phù du trưởng thành. Giai đoạn trưởng thành nó không ăn uống gì, chỉ lo việc giao phối, đẻ trứng. Đẻ xong là chết. Từ lúc trứng nở thành ấu trùng thường phải lột xác 20-24 lần có khi đến 40 lần. Ấu trùng phù du là thức ăn ngon của cá.

Theo Vietnamnet, Daily Mail
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video