Nhà côn trùng học Richard Jones vừa giới thiệu bộ sưu tập côn trùng kỳ lạ và độc đáo với những kỷ lục đáng kinh ngạc, cho thấy thế giới côn trùng còn nhiều điều thú vị mà con người chưa khám phá hết.
1. Côn trùng trắng nhất
Bọ cánh cứng ma Cyphochilus.
Bọ cánh cứng ma Cyphochilus là côn trùng trắng nhất, trắng hơn cả răng và sữa. Có nguồn gốc ở Đông Nam Á, các nhà khoa học tin trải qua quá trình tiến hóa, màu trắng của bọ cánh cứng ma đã bắt chước các loài nấm trắng địa phương để ngụy trang.
Sợi lông trắng mọc trên cơ thể loài bọ này mỏng hơn 10 lần so với sợi tóc con người. Bây giờ, một nghiên cứu mới cho thấy các nhà nghiên cứu dựa vào cảm hứng màu trắng trên để sản xuất lớp phủ trắng ngoài cho giấy đạt chất lượng tốt hơn.
2. Côn trùng căng tròn nhất
Kiến mật.
Đó là các loài kiến mật thuộc nhóm kiến Myrmecocystus thường làm tổ trong các hốc đất khô hạn ở phía tây Bắc Mỹ. Cơ thể chúng phình to lên thành một “thùng chứa chất lỏng” đầy đường glucose và fructose - đây là sản phẩm tích trữ sau khi chúng ăn dịch ngọt tiết ra từ những bông hoa sa mạc. Những dịch ngọt này đồng thời sẽ phục vụ - làm thức ăn - cho các thành viên khác trong tổ.
3. Côn trùng xấu xí nhất
Sâu bướm Stauropus.
Mang danh côn trùng xấu xí nhất thuộc về loài sâu bướm Stauropus fagi. Với hình dạng cơ thể được cho là vừa giống loài nhện, vừa giống bò cạp, loài sâu bướm này có “những mấu bám ở hậu môn” - còn được gọi chân bám hút để giữ thăng bằng cơ thể khi đeo cây, còn những chân ngực sẽ hung hăng ngoe nguẩy khi bị kẻ thù đe dọa.
4. Côn trùng có đầu dài nhất
Kỷ lục côn trùng có đầu dài nhất thuộc về loài mọt ngũ cốc hươu cao cổ Trachelophorus giraffa ở quốc đảo Madagascar. Con đực sử dụng cái đầu dài đấu với đối thủ để thu hút bạn tình, còn con cái dùng nó cho mục đích khác - cắt và cuộn chiếc lá có hình dạng điếu thuốc - sau đó, nó chui vào trong đó đẻ trứng.
5. Côn trùng mở rộng phạm vi sống “đáng chú ý đề phòng” nhất
Đó là loài muỗi hổ châu Á Aedes albopictus gây bệnh sốt xuất huyết. Loài côn trùng nguy hiểm này lan truyền từ Đông Nam Á sang Nam Mỹ và châu Phi thông qua việc buôn bán thương mại các lốp xe. Những lốp xe này chẳng may bị tích tụ nước mưa, vô tình trở thành hồ chứa nước nhân tạo cho chúng sinh sản.
6. Côn trùng có sải cánh lớn nhất
Bướm đêm ma Hepialus humuli.
Với sải cánh trải dài lên đến 30,48 cm, loài bướm đêm ma Hepialus humuli sống ở Trung và Nam Mỹ được ghi vào kỷ lục côn trùng có sải cánh lớn nhất. Mặc dù với sải cánh khổng lồ như thế, loài côn trùng này vẫn có thể ngụy trang tốt vào thân cây.
7. Côn trùng ngụy trang khéo léo nhất
Bướm Kallima inachus.
Loài côn trùng có tài ngụy trang khéo léo nhất thuộc về bướm Kallima inachus. Loài bướm này được tìm thấy tại miền bắc Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật. Nó có khả năng bắt chước y hệt một chiếc lá khô.
8. Côn trùng lớn nhất
Titanus Giganteus là loài côn trùng lớn nhất với chiều dài cơ thể có thể đạt tới 17cm. Nó cũng là một trong những loài côn trùng hiếm nhất thế giới. Mãi cho tới thế kỷ 20 khi nó bị thu hút bởi những ánh đèn đường trên bờ sông Rio Negro, gần thành phố Manaus, tây bắc Brazil, các nhà khoa học mới phát hiện loài này.
1. Côn trùng trắng nhất
Bọ cánh cứng ma Cyphochilus.
Bọ cánh cứng ma Cyphochilus là côn trùng trắng nhất, trắng hơn cả răng và sữa. Có nguồn gốc ở Đông Nam Á, các nhà khoa học tin trải qua quá trình tiến hóa, màu trắng của bọ cánh cứng ma đã bắt chước các loài nấm trắng địa phương để ngụy trang.
Sợi lông trắng mọc trên cơ thể loài bọ này mỏng hơn 10 lần so với sợi tóc con người. Bây giờ, một nghiên cứu mới cho thấy các nhà nghiên cứu dựa vào cảm hứng màu trắng trên để sản xuất lớp phủ trắng ngoài cho giấy đạt chất lượng tốt hơn.
2. Côn trùng căng tròn nhất
Kiến mật.
Đó là các loài kiến mật thuộc nhóm kiến Myrmecocystus thường làm tổ trong các hốc đất khô hạn ở phía tây Bắc Mỹ. Cơ thể chúng phình to lên thành một “thùng chứa chất lỏng” đầy đường glucose và fructose - đây là sản phẩm tích trữ sau khi chúng ăn dịch ngọt tiết ra từ những bông hoa sa mạc. Những dịch ngọt này đồng thời sẽ phục vụ - làm thức ăn - cho các thành viên khác trong tổ.
3. Côn trùng xấu xí nhất
Sâu bướm Stauropus.
Mang danh côn trùng xấu xí nhất thuộc về loài sâu bướm Stauropus fagi. Với hình dạng cơ thể được cho là vừa giống loài nhện, vừa giống bò cạp, loài sâu bướm này có “những mấu bám ở hậu môn” - còn được gọi chân bám hút để giữ thăng bằng cơ thể khi đeo cây, còn những chân ngực sẽ hung hăng ngoe nguẩy khi bị kẻ thù đe dọa.
4. Côn trùng có đầu dài nhất
Kỷ lục côn trùng có đầu dài nhất thuộc về loài mọt ngũ cốc hươu cao cổ Trachelophorus giraffa ở quốc đảo Madagascar. Con đực sử dụng cái đầu dài đấu với đối thủ để thu hút bạn tình, còn con cái dùng nó cho mục đích khác - cắt và cuộn chiếc lá có hình dạng điếu thuốc - sau đó, nó chui vào trong đó đẻ trứng.
5. Côn trùng mở rộng phạm vi sống “đáng chú ý đề phòng” nhất
Đó là loài muỗi hổ châu Á Aedes albopictus gây bệnh sốt xuất huyết. Loài côn trùng nguy hiểm này lan truyền từ Đông Nam Á sang Nam Mỹ và châu Phi thông qua việc buôn bán thương mại các lốp xe. Những lốp xe này chẳng may bị tích tụ nước mưa, vô tình trở thành hồ chứa nước nhân tạo cho chúng sinh sản.
6. Côn trùng có sải cánh lớn nhất
Bướm đêm ma Hepialus humuli.
Với sải cánh trải dài lên đến 30,48 cm, loài bướm đêm ma Hepialus humuli sống ở Trung và Nam Mỹ được ghi vào kỷ lục côn trùng có sải cánh lớn nhất. Mặc dù với sải cánh khổng lồ như thế, loài côn trùng này vẫn có thể ngụy trang tốt vào thân cây.
7. Côn trùng ngụy trang khéo léo nhất
Bướm Kallima inachus.
Loài côn trùng có tài ngụy trang khéo léo nhất thuộc về bướm Kallima inachus. Loài bướm này được tìm thấy tại miền bắc Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật. Nó có khả năng bắt chước y hệt một chiếc lá khô.
8. Côn trùng lớn nhất
Titanus Giganteus là loài côn trùng lớn nhất với chiều dài cơ thể có thể đạt tới 17cm. Nó cũng là một trong những loài côn trùng hiếm nhất thế giới. Mãi cho tới thế kỷ 20 khi nó bị thu hút bởi những ánh đèn đường trên bờ sông Rio Negro, gần thành phố Manaus, tây bắc Brazil, các nhà khoa học mới phát hiện loài này.