Chiết xuất nhân sâm giúp tăng đề kháng, chống nhiều chủng virus cúm

Củ nhân sâm hay phần rễ của cây chi sâm là một trong những loại thảo dược được sử dụng phổ biến và được bán trực tiếp mà không cần kê đơn dùng để chữa trị chứng mệt mỏi. Mặc dù củ nhân sâm đã được con người sử dụng trong hàng nghìn năm qua nhưng gần đây, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu xem xét khả năng chữa trị và dược lý của nhân sâm bao gồm các tính chất chống dị ứng và kháng viêm. Nghiên cứu của họ cũng cho thấy nhân sâm hoạt động trên hệ miễn dịch, tác động đến sự sản sinh của virus và là một phương thuốc hữu hiệu để ngăn ngừa bệnh cúm.

Những phát hiện trong một nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng chiết xuất nhân sâm đỏ (hồng sâm) Hàn Quốc có thể ngăn ngừa lây nhiễm bởi nhiều chủng virus cúm khác nhau. Các thí nghiệm trên chuột cũng đã chứng minh rằng việc sử dụng nhân sâm dài hạn sẽ chuẩn bị cho hệ miễn dịch khả năng đề kháng tốt hơn để chống lại các mầm bệnh trong tương lai. Tác động của nhân sâm lên virus cúm không phân biệt chủng loại khiến cho nó khác biệt so với các giải pháp phòng chống theo chủng từ vắc xin và các loại thuốc chống virus được kê đơn như Tamiflu.

Chiết xuất hồng sâm

Chiết xuất hồng sâm Hàn Quốc được sản xuất bằng cách làm bay hơi và làm khô phần rễ tươi của các cây chi sâm 6 năm tuổi. Rễ sâm sau đó được đun sôi bằng nước và phần gợn - các chất lỏng nổi trên vật liệu lắng được cô lại. Đây là bước chuẩn bị để chiết xuất hồng sâm. Do các tác dụng sinh học, chiết xuất từ các loại cây thường được thử nghiệm trên động vật. Mặc dù các tác dụng có lợi cho cơ thể con người từ chiết xuất hồng sâm đều đã được biết đến nhưng cơ chế kháng nhiễm virus của nó vẫn còn rất mơ hồ.

Trong các nghiên cứu trước đây, các tác dụng của nhân sâm thường được thí nghiệm trên chuột qua đường uống và cũng là phương pháp phổ biến nhất khi một người khỏe mạnh dùng nhân sâm. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những con chuột được cho dùng nhân sâm có khả năng đề kháng từ trung bình đến cao đối với chủng virus cúm gây đại dịch vào năm 2009. Mặc dù không ngăn hoàn toàn khả năng nhiễm bệnh, các con chuột thí nghiệm vẫn bị giảm cân nhưng kết quả chữa trị cho thấy khả năng sống sót tốt hơn. Thêm vào đó, các nhà nghiên cứu cũng nhận ra nếu cho chuột dùng nhân sâm sau khi bị bệnh, tác dụng bảo vệ của nhân sâm không hiệu quả như cho dùng trước.

Khả năng bảo vệ chéo

Tuy nhiên, hầu hết người trưởng thành dùng nhân sâm đều có khả năng miễn dịch với bệnh cúm hoặc thông qua việc tiếp xúc với virus hay tiêm phòng trước đó. Các nhà nghiên cứu cũng đã thử nghiệm tiêm nhân sâm cho chuột thay vì dùng liều lượng uống qua đường miệng và kết quả cho thấy, khả năng đề kháng của chuột đã được cải thiện đáng kể và chúng có thể chống lại nhiều chủng virus cúm khác nhau thông qua hoạt động bảo vệ chéo.

Việc lây nhiễm trên chuột với một hỗn hợp virus cúm và chiết xuất nhân sâm khiến các virus phổi được giải phóng tốt hơn và giảm nồng độ cytokine gây viêm nhưng đồng thời tăng nồng độ cytokine kháng virus. Từ các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã biết được chiết xuất hồng sâm Hàn Quốc có thể hạn chế sự phát triển của virus cúm. Chiết xuất này sở hữu nhiều cơ chế chống các bệnh lây nhiễm và có thể rất có lợi nếu được dùng trên các con chuột khỏe mạnh với tiền sử bị phơi nhiễm hoặc trước khi bị lây nhiễm.

Ngoài ra, các nghiên cứu gần đây được đăng tải trên tạp chí Nutrients cũng chứng minh rằng nhân sâm giúp cải thiện khả năng sống sót của các tế bào biểu mô phổi khi một người bị nhiễm cúm virus. Thêm vào đó, việc chữa trị bằng nhân sâm đã làm giảm biểu hiện của các gene trợ viêm nhờ can thiệp một phần với các phân tử phản ứng hóa học chứa oxy được hình thành bởi virus cúm.

Những con chuột được cho dùng nhân sâm trong thời gian dài hơn (khoảng 60 ngày) cho thấy nhiều tác dụng trên hệ miễn dịch như kích thích sản sinh protein kháng virus sau khi bị nhiễm virus cúm. Nhân sâm cũng ngăn ngừa sự thâm nhiễm của các tế bào gây viêm phổi trên chuột. Do đó, nhâm sâm có thể chứa nhiều tác dụng hữu ích tiềm năng trong việc ngăn chặn lây nhiễm virus cúm bằng việc tác động lên hệ miễn dịch theo nhiều cách.

Nếu một người sử dụng nhân sâm với liều lượng nhỏ trong nhiều năm sẽ không gây tác dụng phụ đáng kể nào. Nhưng mặc dù nhân sâm có vẻ như là một liều thuốc rất hứa hẹn để phòng bệnh cúm thì cũng cần lưu ý rằng các kết quả có lợi của nhân sâm đều được thực hiện trên những người khỏe mạnh với liều lượng bình thường. Dựa trên các nghiên cứu bằng động vật, các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng nhân sâm hầu như không có hoặc có rất ít tác dụng bảo vệ có lợi nếu được sử dụng sau khi cơ thể đã trải qua một loạt các triệu chứng lây nhiễm.

Theo Tinh Tế
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video