Chim biết học ngôn ngữ của loài khác

Các nhà khoa học Australia vừa thực hiện một loạt thí nghiệm và kết luận, chim có thể nhận biết được ý nghĩa của tiếng kêu từ các loài khác nhau.

Khi một con chim phát hiện diều hâu và phát tiếng kêu báo động thì nhiều loài chim khác với nó cũng vội bay đi tìm chỗ ẩn nấp. Các chuyên gia điểu học muốn tìm hiểu xem khả năng học ngôn ngữ báo động của loài khác được “lập trình” sẵn trong não chim hay là kết quả của một quá trình học hỏi.

Các nhà sinh thái học của Đại học quốc gia Australia khẳng định tiếng kêu cảnh báo của các loài khác là một trong những thứ mà chim có thể học được. Họ tới những khu bảo tồn thiên nhiên có chim hồng tước sinh sống rồi phát một đoạn băng ghi âm những tiếng kêu báo động của nhiều loài chim khác rồi theo dõi phản ứng của nó. Sau vài phút, họ nhận thấy chim hồng tước lông xanh đồng loạt bay đi sau khi nghe thấy âm thanh báo động của hồng tước mày trắng.

Hồng tước lông xanh và hồng tước mày trắng có âm thanh báo động giống nhau (có âm vực cao). Vì thế mà hồng tước đầu xanh dễ dàng nhận ra tín hiệu báo động của hồng tước mày trắng và ngược lại. 

Hồng tước lông xanh (Ảnh: anu.edu.au)

Nhưng trong khi hai loài hồng tước cùng sống với nhau ở Canberra thì tại khu bảo tồn thiên nhiên Macquarie Marshes ở New South Wales, người ta chỉ thấy hồng tước lông xanh. Khi nhóm chuyên gia phát tiếng kêu báo động của nhiều chim tại đây, chim hồng tước lông xanh chỉ bay sau khi nghe thấy chính loài của chúng phát tiếng kêu và không có động thái gì khi nghe tiếng báo động của loài khác.

Theo Robert Magrath, trưởng nhóm nghiên cứu, điều này cho thấy khả năng nhận biết tiếng kêu của chim khác loài không hề có sẵn mà chỉ được hình thành sau một quá trình học hỏi.

Trong một thử nghiệm khác, các nhà khoa học nhận thấy hồng tước lông xanh ở Canberra cũng bay tán loạn khi nghe thấy tiếng kêu báo động của chim hút mật. Hai loài này cùng sống trong một sinh cảnh. Tiếng kêu báo động của chim hút mật có âm vực thấp và cường độ giảm nhanh, hoàn toàn trái ngược với tiếng kêu báo động của hồng tước lông xanh. “Điều đó cho thấy chúng có thể nhận biết những âm thanh khác hẳn tiếng kêu của chúng”, Robert nói.

Phát hiện của các nhà khoa học Australia cho thấy các nhà bảo tồn thiên nhiên nên để những con chim sống trong môi trường nuôi nhốt nghe tiếng kêu báo động của những loài chim địa phương trước khi thả chúng về với thiên nhiên.

V.L - Vnexpress (Theo Newscientist)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video