Chim di cư có thể "nhìn thấy" từ trường trái đất

Người ta biết rằng chim sử dụng la bàn cơ thể để định hướng khi bay xa. Nhưng chính xác hệ thống đó làm việc thế nào vẫn còn là bí ẩn. Nay, các nhà khoa học Đức tiết lộ: Chìa khoá của cơ chế là ở đôi mắt. 

Nhóm nghiên cứu của Dominik Heyers và cộng sự, Đại học Oldenburg đã tìm thấy chim sử dụng các neuron chuyên biệt trong mắt - nhạy cảm với hướng của từ trường - như là một chiếc la bàn dẫn đường cho chúng bay vòng quanh thế giới.

Lần đầu tiên, họ tìm thấy những neuron này, thông qua một đường đi đặc biệt, kết nối với một vùng não chịu trách nhiệm về thị giác. Dường như tuỳ theo hướng từ trường mà các phân tử cảm nhận từ trường trong mắt (được gọi là các cryptochrome) sẽ kích hoạt bộ phận tiếp thu ánh sáng mạnh hay yếu.

"Thật tiếc vì chúng tôi không thể hỏi chúng, nhưng chúng tôi hình dung nó giống như thể một điểm tối hay một đốm sáng trong tầm nhìn thông thường của chim", tiến sĩ Heyers nói. Điều này càng khẳng định chim di cư nhận biết từ trường như là một dạng thị giác, các nhà nghiên cứu cho biết.

Nhóm nghiên cứu tìm hiểu trên chim chích garden, một loại chim di cư. Chúng sinh sản ở bắc Âu và di cư xuống châu Phi để tránh cái rét mùa đông.


Vịt trời di cư. (Ảnh: sciam.com)

T. An

Theo ABC, Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video