Chíp sinh học phát hiện sớm ung thư

Ngày 6/6, Sở KH-CN TP.HCM đã đồng ý cho Trung tâm nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC), phối hợp với PGS.TS Hồ Huỳnh Thùy Dương, khoa Sinh học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM phối hợp nghiên cứu phát triển chíp sinh học phục vụ y tế.

Yêu cầu đặt ra là chíp phải dễ sử dụng, phát hiện nhanh các loại bệnh để phục vụ tốt cho ngành y tế, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Sau khi thiết kế, chíp sẽ được chế tạo tại Trung tâm Nghiên cứu và triển khai (Khu Công nghệ cao TP.HCM) và đưa ứng dụng tại các bệnh viện.


Chíp sinh học tinh thể thạch anh được chế tạo thành công trong năm 2010. (Ảnh: Thái Ngọc)

Trước mắt, nhóm nghiên cứu sẽ tạo ra chíp có thể phát hiện sớm bệnh ung thư cổ tử cung; ung thư tuyến tiền liệt; xác định độc tính trong bệnh viêm màng não mũ và phát hiện độc tính của virus trong nuôi cấy tế bào.

Dự kiến, giá thương mại của chíp sẽ chỉ bằng 1/3 so với sản phẩm cùng loại của nước ngoài. Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu, chế tạo chíp sinh học là 3 năm. Tổng kinh phí cho đề tài khoảng 23 tỷ đồng, trong đó Sở KH-CN TP.HCM cấp 15 tỷ đồng, còn lại do các doanh nghiệp đóng góp.

Đây là chíp được phát triển theo sau chíp sinh học sử dụng tinh thể thạch anh đã được ICDREC phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và triển khai nghiên cứu, chế tạo thành công vào năm 2010.

Theo Đất Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video