Chó và mèo có giác quan thứ 6

(khoahoc.tv) - Chó và mèo có giác quan thứ sáu – và đó là khả năng nhìn tia cực tím (nhưng các nhà khoa học không rõ chúng sử dụng bằng cách nào).

Các nhà nghiên cứu Anh phát hiện ra rằng, một loạt các động vật có vú, bao gồm cả nhím và chồn sương có thể nhìn thấy tia cực tím – nhiều hơn so với các nhà khoa học từng nghĩ.

Một nhà sinh vật học tại trường Đại học thành phố London cho biết, phát hiện này có thể giải thích tại sao các sinh vật lại cư xử theo cách mà chúng vẫn làm. Các chuyên gia không chắc chắn vì sao một số động vật có thể nhìn tia cực tím mà con người thì không.

Những chủ sở hữu vật nuôi có thể nghi ngờ rằng, những con thú cưng của họ dường như có giác quan thứ sáu bởi đôi khi những con vật này bị “hoảng sợ” dù không có gì khác lạ cả.

Giờ đây các nhà khoa học có thể có một cách lý giải các hành vi kỳ lạ của những con chó và mèo, đó là chúng có thể nhìn ánh sáng cực tím – nhìn được những thứ mà con người không thể.

Tuy nhiên, các chuyên gia không chắn chắn về lý do mà các loài động vật cần có khả năng này.

Nhà nghiên cứu của Anh đã phát hiện ra rằng rất nhiều động vật có vú, bao gồm cả nhím và chồn sương có thể nhìn thấy trong ánh sáng cực tím, đem lại cho chúng khả năng nhìn tốt hơn vào ban đêm giữa những lợi ích khác.

Trước đây người ta nghĩ rằng, chỉ một số động vật có vú có thể nhìn thấy ánh sáng cực tím, nhưng nghiên cứu mới này có thể giúp các nhà khoa học làm sáng tỏ về lý do tại sao các vật nuôi cư xử theo cách mà chúng thường làm.

Ron Douglas, một nhà sinh vật học tại trường Đại học Thành phố London, nước Anh phát biểu trên tạp chí LiveScience: "Không ai nghĩ rằng những con vật này có thể nhìn thấy trong tia cực tím, nhưng trên thực tế chúng lại có khả năng này".

Ánh sáng trắng được tạo thành từ một quang phổ màu sắc và con người có thể nhìn thấy ánh sáng từ đỏ đến tím, trong khi nhiều loài động vật, chẳng hạn như ong, cá, bò sát và động vật lưỡng cư có thể nhìn thấy tia cực tím. Tia cực tím có bước sóng vô hình đối với con người.

Các nhà khoa học cũng đã biết rằng, một số loài động vật có vú bao gồm cả dơi, tuần lộc, một số loài chuột và chuột chũi có thể nhìn dưới tia cực tím, nhưng các nhà khoa học chưa rõ tại sao một số loài động vật có khả năng này, trong khi một số khác và con người thì không.

Thấu kính của mắt người ngăn cản tia cực tím, nhưng trong mắt một số loài động vật, tia UV có thể xuyên qua và rơi vào võng mạc, khi đó ánh sáng được chuyển thành các tín hiệu thần kinh, truyền đến não và được xử lý tại não.

Để khám phá xem động vật nào có khả năng nhìn dưới ánh sáng của tia cực tím, các nhà nghiên cứu đã thu thập mắt của một loạt xác các động vật có vú tại các vườn thú, các phòng thí nghiệm khoa học hoặc các lò giết mổ động vật.

Họ đã đo đạc, kiểm tra xem có bao nhiêu ánh sáng có thể đi qua mắt đến võng mạc của mỗi loài thú này.

Họ đã phát hiện ra rằng có rất nhiều loài động vật, trong đó gồm có chó, mèo, nhím, chồn sương và Okapi có thấu kính mắt cho phép tia cực tím đi qua, cho thấy những loài này có thể nhìn trong bóng tối.

Các nhà khoa học đã biết rằng, ong và các côn trùng khác sử dụng tầm nhìn tia cực tím của chúng để quan sát màu sắc và hoa văn trên thực vật, trong khi các loài gặm nhấm sử dụng nó để đi theo dấu vết nước tiểu, nhưng họ không chắc chắn mục đích nhìn được tia cực tím ở vật nuôi là gì.

“Câu hỏi đang được đặt ra là vì con người không thể nhìn thấy tia tử ngoại”, tiến sĩ Douglas nói.

Ông quan tâm đến nguyên nhân tại sao thấu kính mắt người chặn tia uv, trong khi đó một nhà khoa học cho rằng điều đó có thể là để bảo vệ võng mạc khỏi bị hư hại, nhiều loài động vật sống và hoạt động vào ban ngày, và chúng có thể nhìn ánh sáng cực tím mà mắt của chúng cũng không bị hư hại.

Các nhà khoa học khác cho rằng, các bộ lọc tia cực tím trong mắt người giúp chúng ta nhìn thấy hình ảnh chính xác và chi tiết hơn. Họ đã phát hiện thấy, động vật cũng chặn một phần của giải quang phố ở tầm nhìn có phân giải cao nhất.

Con người có thể nhìn thấy rõ như vậy bởi vì, chúng ta có mật độ các tế bào nhạy cảm màu sắc (tế bào hình nón) trong võng mạc tạo ra các hình ảnh chi tiết trong cường độ ánh sáng thấp, nhưng các sinh vật sống về đêm có đôi mắt để ánh sáng đi vào nhiều nhất có thể, bao gồm cả tia uv, nhưng mắt chúng không cho các hình ảnh với cùng mức độ chi tiết như hình ảnh cho bởi mắt người.

Phạm Thị Bích Thu (Daily Mail)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video