Choáng với lượng cây rừng mất đi trên Trái đất: 1 phút hụt 40 sân bóng đá

Theo báo cáo mới nhất, thì lượng cây rừng mất đi trong năm 2017 thực sự rất đáng báo động.

Viện nghiên cứu theo dõi tốc độ sụt giảm thực vật toàn cầu Global Forest Watch và ĐH Maryland (Mỹ) mới đây đã đưa ra một bản báo cáo thực sự khiến nhiều người phải lo sợ.

Bản báo cáo nói về lượng cây rừng giảm đi trong năm 2017, lấy từ các số liệu thu thập được trên vệ tinh. Kết quả cho thấy trong năm 2017, chúng ta đã mất đi 15,8 triệu ha rừng. Để dễ hình dung thì con số này tương đương với diện tích của Bangladesh, và đồng nghĩa với việc mỗi phút Trái đất của chúng ta mất đi diện tích rừng bằng 40 sân bóng đá cộng lại.


Lượng cây rừng mất đi mỗi phút trên Trái đất tương đương với 40 sân bóng của World Cup

Nguyên nhân chủ yếu của sự mất mát này chủ yếu đến từ hoạt động của con người, kèm các yếu tố khí hậu cực đoan dẫn tới cháy rừng.

Được biết, 2017 là năm diện tích rừng bị mất đi nhiều thứ hai trong lịch sử, và "quán quân" lại là... năm 2016. Ngỡ rằng đây là tín hiệu đáng mừng khi con số không mấy tốt đẹp này thu hẹp lại so với năm trước, nhưng nhìn vào tình hình hiện tại thì vấn đề có vẻ còn xa mới được giải quyết.

Tiếp nối "truyền thống", Brazil giữ vững vị trí đầu bảng xếp hạng với tỷ lệ mất rừng cao nhất trong lịch sử. Phần lớn là do hỏa hoạn, khởi nguồn bởi người dân đốt rừng để làm nông nghiệp, đậu nành, chăn nuôi gia súc, sản xuất dầu cọ và để lấy gỗ. Đây đều là những hành vi bất hợp pháp, nhưng lại bị thao túng bởi các quan chức tham nhũng tại địa phương.

Ngoài ra, chính biến đổi khí hậu cũng là căn nguyên chính dẫn đến hạn hán nhiều hơn. Nhiệt độ tăng cao dễ khiến rừng cháy âm ỉ, rồi bùng phát một cách khó kiểm soát.

Ví trí thứ hai thuộc Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC), đạt mức cao kỷ lục trong năm 2017, tăng 6% so với năm trước. Colombia là đất nước tiếp theo cũng trải qua ​​sự tăng đột biến về mức độ mất rừng, với mức tăng 46% so với năm 2016.

Nguyên nhân chính ở quốc gia này lại bắt nguồn từ chính trị. Năm ngoái, lực lượng vũ trang cách mạng Colombia (FARC) bị đàn áp. Nhóm nổi dậy này kiểm soát một diện tích rừng lớn và kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng đất thương mại. Khi FARC thất bại, nhiều nhóm vũ trang nhỏ lợi dụng nước đục thả câu và bắt đầu khai thác đất trái phép để trồng cacao và lấy gỗ.


Các hoạt động của con người là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất rừng.

Đây thực sự là một xu hướng nghiêm trọng. Rừng vốn đóng một vai trò quan trọng trong việc lưu trữ carbon, giúp hấp thụ lượng khí thải tạo ra bởi hoạt động của con người. Theo báo cáo này, việc bảo tồn rừng hiệu quả có thể đóng góp 30% hiệu quả vào mục tiêu giảm thiểu biến đổi khí hậu của nhân loại.

Điều này đồng nghĩa tỷ lệ mất cây che phủ như hiện nay chính là thảm họa đối với giới động vật, người dân địa phương và đặc biệt là cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu của cả Trái Đất.

Ông Frances Seymour tại Viện Tài nguyên thế giới điều hành Global Forest Watch trả lời tờ The Guardian: "Mọi cố gắng hiện tại là chưa đủ. Đây thực sự là một vấn đề cấp bách cần được quan tâm đúng mực".

Cập nhật: 05/07/2018 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video