Mỹ phát hiện hàm lượng chì cao trong gạo Trung Quốc

Phân tích với các mẫu gạo nhập khẩu vào Mỹ, kể cả từ Trung Quốc, cho thấy chúng chứa hàm lượng chì cao hơn các quy định về tiêu chuẩn an toàn của nước này.

Theo báo cáo tại Hội nghị của Hiệp hội hóa học Mỹ, một số mẫu gạo nhập khẩu có hàm lượng chì đã vượt "ngưỡng dung nạp tổng cộng, tạm thời" (PTTI) do Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) đặt ra. FDA tiết lộ, cơ quan này sẽ xem xét kỹ lưỡng kết quả nghiên cứu mới công bố.

Chì từ lâu đã được biết đến là có hại đối với nhiều cơ quan và hệ thần kinh trung ương của người. Nguy cơ đặc biệt cao đối với trẻ nhỏ, những đối tượng sẽ gặp các vấn đề phát triển nghiêm trọng nếu tiếp xúc với hàm lượng chì cao.

Vì cây lúa sinh trưởng trong điều kiện được tưới tiêu tốt, nên chúng dễ bị thẩm thấu các chất gây ô nhiễm môi trường từ nước tưới tiêu hơn so với các loại cây thực phẩm khác.

Các nghiên cứu gần đây từng nhấn mạnh tới sự hiện diện của thạch tín trong lúa gạo, một vấn đề khiến Cục tiêu chuẩn thực phẩm của Anh và mới đây là FDA phải đưa ra những hướng dẫn về tiêu dùng. Các chuyên gia cho hay, những kim loại nặng khác cũng có nguy cơ làm nhiễm độc lúa gạo.

Mỹ hiện nhập khẩu khoảng 7% lượng gạo tiêu dùng. Tiến sĩ Tsanangurayi Tongesayi thuộc Đại học Monmouth ở New Jersey (Mỹ) và các cộng sự đã tiến hành kiểm tra một lượng lớn các nhãn hiệu gạo nhập khẩu được bày bán trong các cửa hàng địa phương. Họ đã lấy mẫu gạo đóng gói từ Bhutan, Italia, Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Israel, Cộng hòa Czech và Thái Lan.

Nhóm nghiên cứu đã đo hàm lượng chì theo phân loại gạo từng quốc gia và tính toán tổng lượng chì dung nạp từ việc hấp thụ gạo hàng ngày. Các kết quả sẽ được công bố trên tạp chí Journal of Environmental Science and Health (Part B).

Gạo nhập khẩu từ Trung Quốc và Đài Loan được phát hiện có chứa hàm lượng chì cao nhất. Tuy nhiên, tiến sĩ Tongesayi nhấn mạnh, tất cả các mẫu kiểm nghiệm đều vượt xa ngưỡng PTTI.

"Khi so sánh chúng, chúng tôi nhận ra rằng hàm lượng chì tiếp xúc hàng ngày cao hơn nhiều những quy định về PTTI. Theo FDA, chúng phải cao hơn gấp 10 lần ngưỡng PTTI, nhưng kết quả thu được của chúng tôi còn cao hơn mức đó từ 2 - 12 lần. Vì vậy, chúng tôi chỉ có thể kết luận rằng, chúng có khả năng gây những tổn hại tiềm tàng", ông Tongesayi nói.

Tiến sĩ Tongesayi cũng đang tiến hành định lượng mức độ nhiễm độc thạch tín ở lúa gạo. Theo nhà nghiên cứu này, vấn đề nằm ở trình độ và kỹ thuật làm nông nghiệp ở các nước.

"Nếu xem xét qua các tài liệu khoa học, đặc biệt ở Ấn Độ và Trung Quốc, họ tưới tiêu mùa màng cả bằng các nhánh nước thải tự nhiên và công nghiệp chưa qua xử lý. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành ở các nước này và làn sóng lo ngại bắt đầu tăng lên về những cách làm như vậy, nhưng điều đó vẫn tái diễn", ông Tongesayi nhấn mạnh.

Theo Vietnamnet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video