Chồi hoa từng bị vứt bỏ bỗng được giới nhà giàu săn lùng

Với mức giá cao như vậy, chồi của loại cây này đã trở thành một trong những loại rau đắt nhất thế giới hiện nay.

Chồi hoa bị vứt bỏ

Thứ mà chúng ta đề cập tới chính là chồi hoa bia, tức là chồi của hoa bia. Hoa bia (danh pháp khoa học là Humulus lupulus) là thực vật dạng dây leo trong họ Cannabaceae. Hoa bia được miêu tả khoa học lần đầu tiên vào năm 1753. Hoa bia là loại cây sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 10 đến 15m. Hoa bia có hoa đực và cái riêng cho từng cây. Nguồn gốc đầu tiên của hoa bia là mọc hoang tại một số nơi ở châu Âu, từ ven bờ sông đến vào tận trong rừng. Về sau người dân đã đưa chúng về trồng và chăm sóc trong vườn nhà.


Chồi hoa bia là một bộ phận của cây hoa bia. (Ảnh: Pixabay).

Nó được dùng để tạo vị đắng cho bia kể từ thế kỷ 17, tuy nhiên người ta chỉ sử dụng hoa cái chưa thụ phấn. Hoa bia có các hiệu ứng kháng sinh giúp cho hoạt động của men bia tốt hơn trước các loại vi sinh vật không mong muốn. Việc sử dụng hoa bia còn giúp bia duy trì thời gian giữ bọt lâu hơn

Chồi hoa bia là một bộ phận của cây hoa bia. Chúng là những chồi non không nở thành hoa. Chồi hoa bia có màu xanh pha đỏ. Về hình dạng, thoạt nhìn chồi hoa bia rất giống với cây măng tây nhưng mùi vị của chúng lại khác hoàn toàn. Trước đây, khi ngành công nghiệp bia trên thế giới mới phát triển, những chồi non này thường bị coi là đồ thừa và bị vứt bỏ. Nhưng bất ngờ, hiện nay, chồi hoa bia lại trở thành một trong những loại rau có giá thành cao nhất thế giới. Chồi hoa bia được bán với giá từ 1.000-1.500 USD (tương đương 23-35 triệu đồng) mỗi kg. Lý do là gì?


Chồi hoa bia rất khan hiếm nên giá thành của chúng lên tới hàng chục triệu đồng một cân. (Ảnh: Pixabay).

Trở thành loại rau đắt đỏ nhất thế giới

Theo các chuyên gia thực vật học, có rất nhiều lý do khiến chồi hoa bia trở nên đắt đỏ. Một trong số đó là bởi sự khan hiếm của loại cây này.

Thứ nhất, hoa bia mỗi năm chỉ nở 1 lần vào mùa xuân. Nó chỉ đâm chồi vào khoảng giữa tháng 2 và tháng 3.


Chồi hoa bia chỉ đâm chồi một lần trong một năm. (Ảnh: Pixabay).

Thứ hai, chồi hoa bia chỉ trồng được ở những vùng lạnh. Chúng cần tới 5 đến 6 tuần sống trong nhiệt độ gần như đóng băng để phát triển tối ưu nhất. Do đó, chồi hoa bia chỉ trồng ở Anh, Bỉ và Hà Lan.

Thứ ba, thời gian sống của chồi hoa bia rất ngắn. Người trồng chỉ có 14 ngày kể từ khi hoa bia đâm chồi để thu hoạch trước khi bị hỏng và không sử dụng được nữa. Ngoài ra, quá trình thu hoạch chồi hoa bia cũng cần tới rất nhiều thời gian và độ tỉ mỉ. Chồi hoa bia chỉ có thể thu hoạch bằng tay do chúng không mọc thành hàng lối. Hơn nữa, chúng có kích thước khá nhỏ, lại bị lấp trong các tán lá nên người nông dân thường mất rất nhiều công sức mới thu được một lượng nhỏ.


Chồi hoa bia thường được dùng để nấu các món ăn hảo hạng, đắt tiền. (Ảnh: Pixabay).

Thứ tư, sau khi thu hoạch, chồi hoa bia phải được bảo quản trong môi trường tốt nhất mới có thể giữ nguyên chất lượng.

Thứ năm, chồi hoa bia có một hương vị vô cùng lôi cuốn. Nếu ăn sống, chồi hoa bia sẽ khá đắng, có vị như đậu xanh. Nhưng khi đã nấu chín, loại rau này mang đến hương vị "thiên nhiên" độc nhất vô nhị. Vì thế, chồi hoa bia được xem là một thứ nguyên liệu tuyệt vời để chế biến của các đầu bếp. Nhiều đầu bếp nổi tiếng đã lựa chọn và sử dụng chúng trong những món ăn để làm nên tên tuổi của họ.


Nhiều đầu bếp nổi tiếng đã lựa chọn và sử dụng chồi hoa bia trong những món ăn để làm nên tên tuổi của họ. (Ảnh: Pixabay).

Chúng thường được các nhà hàng, khách sạn sang trọng thu mua để chế biến thành nhiều món ăn đắt đỏ phục vụ giới nhà giàu. Thực khách thưởng thức món ăn từ hoa bia là những người sẵn sàng chi ra vài triệu đồng chỉ vì yêu thích mùi vị của nó. Đây cũng là một trong những cách thể hiện đẳng cấp của các đại gia. Thế nhưng, do khan hiếm, các thực khách dù có nhiều tiền vẫn phải xếp hàng mới có cơ hội thưởng thức chồi hoa bia.

Ngoài ra, chồi hoa bia còn có hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị lo lắng, bồn chồn, mất ngủ. Nó còn tác dụng điều hòa mỡ máu, chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng nấm, ức chết hoạt động của tế bào ung thư.

Cập nhật: 26/07/2023 PNVN
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video