Chọn và lắp đặt bình chữa cháy cho ô tô như thế nào?

Để tránh được mức phạt từ 300.000 – 5 000.000 VNĐ cho việc không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ, không đồng bộ phương tiện phòng cháy chữa cháy (PCCC), quan trọng hơn là đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông cho bản thân và những người xung quanh thì việc chọn và bố trí bình chữa cháy đúng cách là rất cần thiết.

1. Nắm rõ hơn về quy định mới

Thông tư 57/2015/TT-BCA đã quy định đầy đủ và cụ thể phương tiện PCCC cho từng loại xe, giúp cho chủ sở hữu biết cách lựa chọn và sử dụng đúng loại. Quy định này được chính thức áp dụng vào ngày 06/01/2015.

Cụ thể:


Danh mục, định mức trang bị bình chứa cháy trên ô tô.

2. Chọn và lắp đặt như thế nào?

Hiện trên thị trường có 2 loại bình chữa cháy phổ biển nhất là loại bình dạng bột và bình khí CO2.

Với bình chữa cháy dạng CO2: Khi sử dụng bạn nên cầm loa phun hướng vào gốc lửa với khoảng cách càng gần càng tốt, không gián đoạn mà nên phun liên tục cho tới khi lửa tắt hẳn. Với đám cháy chất lỏng thì phải phun trực tiếp trên bề mặt cháy, không nên phun xục xuống chất lỏng. Bình CO2 có hiệu quả dập lửa không cao đối với những đám cháy ngoài trời và khi dùng, bạn nên đứng ở đầu hướng gió để khí không bị bay ngược trở lại. Để tránh bị bỏng lạnh, chỉ nên cầm vào phần nhựa trên vòi và loa phun, tuyệt đối không phun vào người.

Sau khoảng 6 tháng sử dụng, bạn nên đem bình đi cân kiểm tra trọng lượng, nếu thấy trọng lượng đã bị giảm thì phải nạp thêm cho đầy. Với loại bình này nếu chọn loại tốt thì khoảng 2 năm bạn mới phải nạp thêm khí.


Sau 6 tháng, nên đem bình đi cân kiểm tra trọng lượng, nếu thấy giảm thì nạp thêm cho đầy.

Bình chữa cháy bột: Loại bình này thường có đồng hồ chỉ lượng bột còn lại, nếu kim đồng hồ chạm vạch xanh tức là bình vẫn sử dụng tốt, chạm vạch đỏ là bột đang hao dần và khi kim chạm mức vàng tức là bạn đã bảo quản ở nhiệt độ không phù hợp hoặc đã đến lúc cần nạp thêm. Loại bình này có giá rẻ hơn bình CO2 nhưng chỉ có thời gian sử dụng trong khoảng 1 năm. Khi sử dụng, bạn nên lắc bình để tránh bột bị vón cục.

Thông thường trên nhãn dán của nhà sản xuất, nhập khẩu sẽ có ghi các ký hiệu như ABC hoặc BC, là thông tin về tác dụng của bình chữa cháy trên các chất liệu cháy. Trong đó A là chữa các đám cháy chất rắn như gỗ, giấy carton, nhựa, B chữa các đám cháy chất lỏng như xăng dầu, cồn, C chữa các đám cháy chất khí như: gas, LPG. Với bình chữa cháy cho ô tô thì nên chọn loại có ký hiệu ABC.

Bố trí ở đâu?

Để thuận tiện cho việc sử dụng trong những trường hợp cần kíp, bạn nên để phương tiện PCCC ở gần với vị trí dễ thấy và dễ lấy, tuy nhiên nên chọn nơi không làm vướng víu các thao tác trong khi lái xe hoặc trong tầm với trẻ em để tránh được những bất trắc xảy ra. Theo đó, bạn có thể bố trí bình chữa cháy ở hốc cánh cửa xe, dưới gầm ghế, dưới chân hành khách phía trước...

Không nên để bình chữa cháy ở các vị trí như cốp xe, gầm xe, nếu không để trong cabin mà được bố trí ở bên ngoài thì nên có biện pháp che chắn để đảm bảo tuổi thọ cũng như an toàn cho bình chữa cháy trong suốt quá trình sử dụng.


Bạn nên để phương tiện PCCC ở gần với vị trí dễ thấy và dễ lấy.

Nhiệt độ thích hợp và an toàn cho bình chữa cháy theo khuyến cáo của các nhà sản xuất là từ 50 - 55oC, nhiệt độ vượt quá "sức chịu đựng" của bình thì rất dễ dẫn đến nguy cơ cháy nổ. Do đó để đảm bảo an toàn thì bạn không nên bố trí bình ở những nơi có nhiệt độ quá cao, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời như bảng táp – lô, khay để đồ dưới kính chiếu hậu hoặc cột A...

Không nên sử dụng theo cách đối phó cho có chỉ với mục đích tránh được mức phạt. Khi lựa chọn nên ưu tiên những cơ sở có uy tín, và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, chọn những sản phẩm có dán tem kiểm định cơ quan chức năng, khi nhận bình phải kiểm tra kỹ hạn sử dụng ở dưới đáy bình, vòi phun, van hãm, thân bình...

Cập nhật: 08/01/2016 Theo danhgiaxe
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video