Chữ viết của người Inca ẩn giấu trong các nút thắt

Hơn 500 năm trước khi máy tính ra đời, những người Inca sống trên dãy núi Andes (Peru) đã phát minh ra một mã nhị phân 7 bit để lưu trữ thông tin, và thể hiện chúng bằng những chiếc khipu thắt nút. Phát hiện này thách thức quan niệm lâu nay, rằng Inca là nền văn minh đồ đồng lớn duy nhất không có ngôn ngữ chữ viết.

Khipu của người Inca (Nguồn: Sunysb)


Khipu, trong tiếng Quechua (ngôn ngữ chính thức của đế chế Inca) nghĩa là “nút”. Vật trang trí này gồm một sợi dây chính, từ đó toả ra nhiều dây đối xứng nhau (có thể gắn theo các dây cấp hai hoặc cấp ba), trên có nhiều nút thắt hoặc các mấu. Năm 1923, nhà khoa học lịch sử Leland Locke đã chứng tỏ rằng khipu không chỉ là vật trang trí bình thường, mà là một loại bàn tính bằng sợi, trong đó các mấu có chức năng lưu trữ kết quả phép tính, giống như các hạt gỗ trên bàn tính của người Trung Hoa. Tuy nhiên, quy luật của Locke chỉ giải được một phần nhỏ trong số 600 khipu tìm thấy trên vùng đất này.

Do không ai giải mã được các nút đó, nhiều học giả lập luận khipu thực chất chỉ là những đồ tự tạo ngẫu nhiên của ai đó trong cộng đồng Inca. Một số người thậm chí còn xem chúng như những “vật ghi nhớ”, với mục đích kể lại các câu chuyện cổ hoặc nhắc chủ nhân của nó phải làm việc gì đó.

Tuy nhiên mới đây, Gary Urton, giáo sư chuyên nghiên cứu thời kỳ tiền Columbus tại Đại học Harvard (Mỹ) lại đưa ra một phỏng đoán có tính cách mạng trong cuốn “Signs of the Inka Khipu”. Ông cho rằng những mô hình thắt nút này không chỉ tuân theo một tiêu chuẩn thống nhất, mà còn thể hiện cho một hệ chữ viết trình độ cao, tương đương với chữ viết được phát triển bởi người Sumer (ở Lưỡng Hà), người Ai Cập, người Maya (Trung Mỹ) và người Trung Quốc. Tuy không một loại nào trong các hệ chữ viết trên linh hoạt được như hệ chữ alphabet (hệ chữ có thể biểu diễn vô hạn các âm tiết), nhưng ở thời kỳ đầu của nền văn minh nhân loại, chúng đều là những bước tiến vượt bậc trong khả năng của con người, nhằm ghi lại thế giới xung quanh một cách hiệu quả hơn so với cách thể hiện nguyên thuỷ bằng tranh.

Phân tích 32 chiếc khipu được tìm thấy năm 1997 (cùng với 225 xác ướp trong một hang đá ở miền bắc Peru), Urton và cộng sự khám phá ra rằng, bất kỳ một người nào được huấn luyện đều có thể dịch được mã của khipu. Trên 3 chiếc trong số đó, họ đã nhận thấy có những trình tự tương hợp có thể dùng truyền tải các dữ liệu số.

Nguồn: Pravda

Chúng tôi đã có bằng chứng đầu tiên về một hệ thống kiểm soát và đối chiếu. Nó là dấu hiệu rõ ràng cho thấy, những người Inca không hề lưu trữ thông tin theo cách chỉ có một bản duy nhất và chỉ có một mình người lập mới hiểu được nó”, Urton nói.

Ông cũng cho rằng mã nhị phân khipu có thể lưu giữ ít nhất 1.536 dữ liệu thông tin (so với dạng chữ nêm nguyên thuỷ của người Sumer chỉ có 1.300-1.500 ký tự, hay 600-800 ký tự tượng hình của người Ai Cập và Maya). Con số này là kết quả của phép tổ hợp từ 7 cách chọn lựa (như chất liệu, hướng quay, hướng thắt nút, màu sắc…) trong quá trình chế tạo khipu. Chẳng hạn, mỗi khipu chỉ có thể được làm từ bông hoặc len. Người dệt nó sẽ phải chọn một trong hai loại vật liệu này khi tạo ra chuỗi thắt nút của mình. Họ cũng sẽ phải quyết định hướng thắt hút thuận hay ngược chiều kim đồng hồ, và chọn một trong số 24 màu có thể dùng để dệt sợi... Tổng cộng những phép hoán đổi đó cho ra 1.536 cách “viết” một ký tự khipu.

Nếu phát hiện của Urton là đúng, thì người Inca không chỉ đã lựa chọn bộ mã nhị phân - nền tảng toán học cho hoạt động của máy tính - ít nhất 5 thế kỷ trước khi con người thực sự phát minh ra computer, mà còn để lại cho thế giới một ngôn ngữ “chữ viết” ba chiều duy nhất được biết tới nay (các ngôn ngữ hiện tại đều được thể hiện trên một bề mặt phẳng, như giấy, tường…).

So với những nền văn minh Hy Lạp hoặc La Mã cổ, Inca chỉ là tâm điểm của một số rất nhỏ các nghiên cứu, do vậy, còn nhiều bí ẩn xung quanh tộc người này chưa được khám phá. Việc tiếp tục giải mã khipu có thể phần nào làm sáng tỏ nhiều câu hỏi về nền văn minh đó, như bằng cách nào họ có thể xây dựng các bức tường với độ khớp hoàn hảo mà không hề dùng đến vật liệu gắn kết, hoặc họ đã dùng gì để xây dựng nên "thành phố trên không" Machu Picchu.

B.H.

Theo Discovery, VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video