Chữa bệnh bằng trái nhót

Lá nhót sao vàng, sắc nước uống chữa tiêu chảy. Bột lá nhót khô hòa nước cơm có thể chữa hen suyễn. Nhót có tên khác là cây lót, bất xá, hồ đồ tử.

Quả nhót (Ảnh: ND)

Cây bụi, mọc dựa. Cành có gai hoặc không gai. Lá mọc so le. Hoa màu vàng rơm, không cánh. Quả hạch màu đỏ. Toàn cây phủ lông trắng hình sao, óng ánh.

Cây được trồng khá phổ biến ở nhiều nơi, nhất là trong vườn gia đình để lấy quả ăn tươi hoặc nấu canh chua.

Kinh nghiệm dân gian dùng lá nhót làm thuốc chữa lỵ trực khuẩn, tiêu chảy. Thuốc làm ức chế mạnh sự phát triển của các chủng Shigella shiga và Shigella dysentenae. Tác dụng làm săn, sát khuẩn chính là do thành phần tanin có trong lá với tỷ lệ cao. Dùng lá tươi (20-30g) hoặc lá khô (6-12g), thái nhỏ, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Có thể dùng dưới dạng thuốc bột. Dùng riêng hoặc phối hợp với vỏ cây chân danh (đỗ trọng nam) với liều lượng bằng nhau.

Lá nhót phơi khô giòn, tán bột, hòa với nước cơm uống chữa hen suyễn lâu năm.

Quả nhót cũng có tác dụng như lá. Ngày dùng 5-7 quả phơi khô, thái nhỏ, sắc uống.

Rễ nhót phơi khô, thái nhỏ, nấu nước tắm chữa mụn nhọt, ghẻ lở

Dược sĩ ĐỖ HUY BÍCH

Theo sách Thuốc từ cây cỏ và động vật, ND
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video