Chữa "bệnh khó nói" bằng viên thuốc chứa đầy… vi khuẩn

Một nghiên cứu vừa công bố của Anh đã trình làng viên thuốc con nhộng độc đáo chứa đầy vi khuẩn, hứa hẹn đẩy lùi một hội chứng phiền toái mà 1/5 dân số mắc phải.

Tiến sĩ Jason Dunn (đến từ Guy’s and St Thomas’ NHS Foundation Trust, Anh) và các cộng sự vừa trình làng viên thuốc đem lại hiệu quả bất ngờ cho 82% bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) tham gia thử nghiệm. Các kết quả vừa công bố  tại Tuần lễ Bệnh tiêu hóa vừa tổ chức ở Washington D.C. (Mỹ).


Viên thuốc chứa đầy vi khuẩn đem lại hy vọng mới cho bệnh nhân IBS - (ảnh minh họa từ internet).

Viên thuốc nói trên có thành phần hết sức kỳ lạ: vi khuẩn, được chứa trong một viên con nhộng. 500 tình nguyện viên đã tham gia thí nghiệm diễn ra tại bệnh viện. Họ uống các viên nang trong vòng 3 tháng và cung cấp mẫu máu, phân, nước tiểu để theo dõi.

Hội chứng ruột kích thích (IBS) mà loại thuốc mới này nhắm tới ước tính gặp ở 1/5 dân số, theo các thống kê tại Mỹ. Đây là dạng rối loạn đường ruột mãn tính, gây nên nhiều vấn đề phiền toái và khó nói: co thắt dạ dày, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khiến bệnh nhân liên tục bị ợ hơi hoặc "xì hơi"… Nguyên nhân là IBS gây tích tụ khí hydro sunfua (H2S) có mùi trứng thối rất nhiều trong đường tiêu hóa của bệnh nhân. Nguyên nhân của bệnh chưa rõ ràng và các cách điều trị hiện tại có tác dụng không cao lắm.

Khi viên con nhộng đi vào cơ thể và tan dần, các vi khuẩn bên trong sẽ được giải phóng tại đường ruột. Chúng là Blautia hydrootrophica, các vi khuẩn thích "ăn" khí hydro sunfua. Khi loại khí mùi trứng thối này bị "ăn" bớt, các vấn đề phiền toái mà bệnh nhân gặp phải cũng giảm đi.

Các viên thuốc chứa vi khuẩn được đặt tên là Blautix, được sản xuất bởi công nghệ sinh học 4D của Anh. Ngoài "ăn" khí mùi trứng thối, thuốc còn giúp tăng sản xuất acetate, dẫn đến những thay đổi tích cực trong hệ vi khuẩn tự nhiên của đường ruột.

Trong thí nghiệm, hệ vi khuẩn đường ruột của các bệnh nhân đã trở nên đa dạng và ổn định hơn. Các nhà khoa học đang tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu với hy vọng sớm đưa thuốc ra thị trường.

Cập nhật: 25/04/2019 Theo NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video