Chúng ta có thể sống không cần lá gan hay không?

Nếu hỏi một người nào đó liệu họ có thể sẵn sàng sống với điều kiện thiếu một cơ quan nào đó không, câu trả lời một cách dứt khoát: KHÔNG. Nhưng có một điều mà nhiều người không nhận ra là họ thực sự có thể sống mà không cần một số bộ phận cơ thể nhất định.

Trong một số trường hợp, điều này là do cơ thể có nhiều hơn một, nên chức năng hoạt động có thể được thực hiện bởi phần còn lại của cơ thể hoặc những quy trình nhân tạo được thực hiện bởi con người để duy trì quá trình trao đổi chất.

Bạn có thể sống mà không có một quả thận, một dạ dày, một túi mật hoặc ruột thừa. Với một số cơ quan khác, ta có thể cắt bỏ một phần mà không gây ra hậu quả chết người, chẳng hạn như bộ não và ruột. Tuy nhiên, với gan chúng ta thì sao, liệu điều tương tự có thể xảy ra? Có bao nhiêu cơ hội sống sót khi thiếu cơ quan quan trọng này?

Theo trang tin khoa học ScienceABC, chắc chắn chúng ta sẽ chết nếu không có gan. Nhưng nếu chỉ cắt bỏ một phần thì sao? Có nhiều điều vô cùng thú vị và cực kỳ hữu ích về gan mà bạn nên biết.


Chúng ta không thể sống mà không có gan.

Không thể sống thiếu gan

Gan là một cơ quan cực kỳ quan trọng và thiết yếu với cơ thể. Có trọng lượng trung bình khoảng 1,5kg, gan là một cơ quan 4 thùy nằm ở phía trên bên phải ổ bụng, ngay dưới cơ hoành. Gan cũng là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể và thực hiện một số chức năng đáng kinh ngạc để duy trì cuộc sống cho chúng ta.

Gan thải độc tố ra khỏi cơ thể bằng cách lọc khoảng 1,7 lít máu mỗi phút. Với vô số mầm bệnh nguy hiểm và độc tố trong máu, không có chức năng cực kỳ quan trọng này, chúng ta không thể kéo dài cuộc sống. Ngoài ra, gan còn chịu trách nhiệm sản xuất mật - chất dịch rất quan trọng và thiết yếu cho quá trình tiêu hóa. Quả thực, nếu gan không loại bỏ độc tố và lấy các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, có thể tưởng tượng được hình dáng bên ngoài và cả khuôn mặt của chúng ta nữa sẽ vô cùng xấu xí. Nếu như thế vẫn chưa đủ, xin nói thêm, gan còn giúp đông máu và nhờ đó ngăn ngừa tình trạng chảy máu trong.

Cuối cùng, gan thậm chí còn tạo ra một số protein mà cơ thể cần cho các hoạt động trao đổi chất thích hợp. Rõ ràng, gan đảm nhiệm những chức năng rất quan trọng trong cơ thể. Nếu không có lá gan, chúng ta sẽ không tử vong ngay lập tức, nhưng chắc chắn sẽ phải đối mặt với một cái chết cực kỳ khó chịu. Các dự đoán nói rằng hầu hết con người chúng ta sẽ không sống quá một năm nếu thiếu gan, và cái chết sẽ "không đẹp đẽ cho lắm".


Gan thậm chí còn tạo ra một số protein mà cơ thể cần cho các hoạt động trao đổi chất thích hợp.

Thật không may, trong một số trường hợp, lá gan có thể cần phải được loại bỏ, khi đó phẫu thuật cấy ghép gan và sự hiến tặng gan là vô cùng quan trọng. Nguyên nhân dẫn đến thay thế gan hoặc loại bỏ một phần lá gan bao gồm cả khối gan lành tính thường do ung thư biểu mô tế bào gan (dẫn đến ung thư gan sơ cấp), khối u ác tính di căn gan (tế bào ung thư từ hệ thống cơ quan bị nhiễm bệnh khác lây lan đến gan), hoặc xơ gan (thường là hậu quả bởi tiêu thụ rượu bia quá nhiều trong thời gian dài). Những nguy cơ này, cùng với một danh sách dài những rủi ro khác, có thể khiến bác sĩ phải tiến hành loại bỏ một phần hoặc toàn bộ lá gan của bạn.

Với các cơ quan khác trong cơ thể, việc cấy ghép từ người này qua người kia tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, với gan, tỷ lệ mô của bạn từ chối gan từ người hiến tặng cao hơn rất nhiều các bộ phận khác. Điều này có nghĩa cần thêm nhiều phân tích và sự kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo lá gan từ người hiến tặng "hoàn toàn phù hợp" với người nhận. Với những giải thích về bản chất tự nhiên của gan, ý tưởng việc hiến tặng một lá gan cho người khác dường như không thể, bởi điều đó có nghĩa là họ phải hy sinh sức khỏe bản thân. Tuy nhiên, vẫn luôn xuất hiện những người hiến tặng gan khi một ai đó cần một lá gan mới, điều đặc biệt là họ vẫn khỏe mạnh sau đó.

Có vẻ chúng ta đã bỏ sót gì đó.

Chính xác. Trong phần còn lại của bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích điều bạn đang thắc mắc...

Khả năng tái tạo của gan

Trong khi nhiều cơ quan có thể chữa lành chính mình và thậm chí tái tạo các phần nhỏ, gan có một khả năng đặc biệt để phát triển trở lại như cũ, ngay cả khi một phần của nó đã bị cắt bỏ. Vì vậy, khi nói đến việc cắt bỏ một phần lá gan, bệnh nhân không cần lo lắng việc tìm kiếm một người hiến tặng. Gan con người có thể cắt giảm đến 25% kích thước ban đầu mà vẫn có thể hoạt động tốt sau đó.


Gan có một khả năng đặc biệt để phát triển trở lại như cũ, ngay cả khi một phần của nó đã bị cắt bỏ.

Theo thời gian, 75% phần còn lại của gan sẽ phát triển và hồi phục như ban đầu, cuối cùng bệnh nhân vẫn có một lá gan hoàn toàn khỏe mạnh. Tỷ lệ gan có thể phát triển trở lại rất đáng kinh ngạc, trong hai tuần đầu sau phẫu thuật (cắt bỏ một phần hoặc tặng một phần), phần lớn sự tái sinh sẽ diễn ra. Trong năm tiếp theo, sự phát triển sẽ chậm lại. Ngay cả trong giai đoạn tái tạo này, gan vẫn có thể tiếp tục hoạt động như bình thường. Trong khi hầu hết các bác sĩ sẽ khuyên bạn tránh xa rượu bia để tránh gây căng thẳng quá mức cho gan, tất cả các chức năng cần thiết khác của gan sẽ không bị ảnh hưởng.

Mặc dù lưỡi thực sự là bộ phận tự chữa lành nhanh nhất trong cơ thể (do có nguồn cung máu liên tục), nhưng nếu so sánh tương quan giữa các bộ phận thiết yếu và quan trọng của cơ thể, gan cực kỳ giỏi trong việc tự chữa bệnh cho chính mình.

Sau khi đọc xong bài viết này, giờ đây nếu một thành viên trong gia đình cần cấy ghép gan, bạn không cần phải lo lắng nữa. Bởi bạn vừa biết rằng, chúng ta không thể sống mà thiếu gan, nhưng khuyết một phần vẫn ổn và hoàn toàn khỏe mạnh.

Cập nhật: 13/12/2016 vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video