Chuột cống dài 30cm cắn thủng bẫy thép để bỏ trốn

Con chuột lớn ngoại cỡ chỉ mất nửa tiếng để phá hủy chiếc lồng bằng thép và chui ra ngoài qua lỗ thủng lớn.

Robert Scriven, thương nhân 44 tuổi ở Chesterfield, Derbyshire, Anh, bắt được con chuột cống dài 30cm trong bẫy khi chạy bộ buổi sáng, nhưng khi anh quay về nhà nửa tiếng sau, con chuột đã cắn thủng lỗ to trên chiếc lồng bằng thép và trốn thoát, Sun hôm 28/11 đưa tin.


Anh Scriven và chiếc bẫy bị chuột cắn thủng. (Ảnh: Sun).

"Chiếc bẫy trông rất chắc chắn. Tôi trở về và phát hiện con chuột đã cắn xuyên qua sợi thép để chui ra, giống như thể nó đã dùng kìm vậy", Robert chia sẻ. Theo chuyên gia về loài chuột Steve Belmain, những con chuột cống lớn có thể gặm thủng đường ống kim loại. "Nhưng thật khác thường khi con chuột này có thể cắn đứt dây thép chỉ trong vòng nửa tiếng", Steve nói.

Trong nghiên cứu xuất bản năm 2012, khoa học quốc tế từ Anh, Pháp và Nhật giải thích bộ gặm nhấm gồm hai nhóm lớn. Một nhóm như sóc và hải ly gặm bằng cách dùng răng cửa sắc như dao. Nhóm còn lại chủ yếu nhai bằng hàm như lợn biển và nhím. Riêng chuột có thể kết hợp đồng thời cả hai cách ăn đó. Chúng vừa gặm vừa nhai, theo Live Science.

Các cơ bắp của chuột tiến hóa để chúng có thể nhai hiệu quả hơn lợn biển và gặm giỏi hơn sóc. "Điều đó giải thích vì sao chuột (gồm cả chuột cống và chuột nhắt) lại sinh tồn thành công đến vậy và tại sao chúng gây hại khủng khiếp. Chuột ăn tạp, không kén chọn thức ăn, do đó chúng có thể phá hủy mọi vật liệu", Natasha Jefferi, nhà nghiên cứu ở Đại học Liverpool, cho biết.

Cập nhật: 01/12/2018 Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video