Chuyến bay xuyên Đại Tây Dương đầu tiên dùng 100% nhiên liệu xanh

Máy bay chở khách Virgin Boeing 787 của hãng hàng không Anh Virgin Atlantic dùng nhiêu liệu chủ yếu làm từ dầu ăn đã qua sử dụng và mỡ động vật để bay từ London đến New York.


Máy bay Boeing 787
của Virgin Atlantic đến Sân bay Quốc tế John F. Kennedy, hoàn thành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương đầu tiên sử dụng 100% nhiên liệu hàng không bền vững. (Ảnh: Brendan McDermid/Reuters)

Máy bay Boeing 787 cất cánh lúc 18h49 ngày 28/11 (giờ Hà Nội) từ Sân bay Heathrow ở London, chở tỷ phú Richard Branson, CEO Virgin Atlantic Shai Weiss và Bộ trưởng Giao thông Anh Mark Harper. Máy bay đáp xuống Sân bay Quốc tế John F. Kennedy tại New York lúc 2h05 ngày 29/11, sớm 35 phút so với kế hoạch. Sau khi hạ cánh, Harper cho biết chuyến bay không xảy ra vấn đề gì.

Virgin Atlantic cho biết, nhiên liệu dùng cho chuyến bay hôm 28/11 chủ yếu làm từ dầu ăn đã qua sử dụng và mỡ động vật thải trộn với một lượng nhỏ dầu kerosene thơm tổng hợp làm từ phế phẩm ngô.

Chuyến bay là màn trình diễn nhằm nhấn mạnh mục tiêu giảm lượng khí thải và kêu gọi sự hỗ trợ của chính phủ. Chiếc Boeing 787 sẽ trở lại London bằng nhiên liệu truyền thống. Các động cơ dùng trong chuyến bay sẽ được xả hết nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) và kiểm tra trước khi hoạt động lại bằng nhiên liệu thông thường.

Hàng không chiếm khoảng 2-3% lượng khí thải carbon toàn cầu và khó khử carbon so với đường bộ. Các động cơ phản lực thương mại ngày nay thường chỉ cho phép tối đa 50% SAF kết hợp với dầu kerosene truyền thống.

Các hãng hàng không đang trông chờ vào nhiên liệu bền vững để giảm tới 70% lượng khí thải, nhưng chi phí cao và nguồn cung nguyên liệu cần thiết để sản xuất SAF khiến việc sản xuất quy mô lớn trở nên khó khăn. SAF chiếm chưa đến 0,1% tổng lượng nhiên liệu máy bay phản lực được sử dụng trên toàn cầu hiện nay và có giá cao gấp 3 đến 5 lần so với nhiên liệu máy bay thông thường.

Nhiều hãng hàng không châu Âu muốn sử dụng 10% SAF vào năm 2030. Mục tiêu phát thải ròng bằng 0 của ngành hàng không vào năm 2050 phụ thuộc vào việc tăng tỷ lệ này lên 65%. Theo CEO Rolls-Royce, Tufan Erginbilgic, SAF là giải pháp duy nhất để khử carbon cho những chuyến bay thương mại trong trung hạn, nhưng các nhà phân tích cho rằng mục tiêu năm 2030 sẽ rất khó đạt được do SAF ít được sử dụng và chi phí cao.

Cập nhật: 30/11/2023 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video