Chuyện gì sẽ xảy ra với tảng băng hình chữ nhật từng gây sốt của NASA?

Tảng băng hình chữ nhật sẽ vĩnh viễn tồn tại ở Nam Cực, hay thiên nhiên sẽ có những đối xử thế nào với nó?

Giữa tháng 10/2018, Jeremy Harbeck - chuyên gia của NASA đã có một chuyến bay thực địa tại bán đảo Nam Cực. Chính trong chuyến bay này, ông đã phát hiện ra một tảng băng "lạ", với hình dáng hình chữ nhật vuông thành sắc cảnh, tưởng như có bàn tay của ai đó nhúng vào vậy.

Dù có vẻ ngoài bất thường, nhưng đây là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên. Tên gọi loại băng này là "tabular iceberg" (băng trôi dạng bảng), thường tách ra từ các thềm băng vĩnh cửu nên có ngoại hình vuông thành sắc cạnh hơn.

Tảng băng này sẽ vĩnh viễn có hình dạng như vậy?

Mới đây thì Sue Cook, một chuyên gia nghiên cứu về băng tại Nam Cực từ ĐH Tasmania (Úc) đã có một bài chia sẻ trên The Conversation về câu chuyện sẽ xảy ra tiếp theo với tảng băng hoàn hảo này.


Qua thời gian, sóng biển sẽ bào mòn dần, tạo ra các vết lõm sâu phía bên thành của tảng băng.

Dựa trên các hình ảnh ban đầu, Cook nhận thấy thành băng vẫn còn vuông vắn, thẳng thớm và sắc nhọn, chứng tỏ rằng nó chỉ mới được hình thành. Nhưng qua thời gian, sóng biển sẽ bào mòn dần, tạo ra các vết lõm sâu phía bên thành của tảng băng.

Vết lõm sâu dần, sức chống chịu của tảng băng cũng giảm đi. Đến một mức giới hạn, nó sẽ đứt gãy làm mất một lượng lớn băng từ các cạnh, hoặc vỡ ra thành các mảnh nhỏ hơn.

Tuy nhiên, quá trình này không diễn ra trong một sớm một chiều. Dòng biển sẽ đưa tảng băng trôi dọc bờ biển Nam Cực. Nhờ gió lạnh và nhiệt độ nước thấp, quá trình băng tan cũng không hề nhanh, và một tảng băng cỡ lớn có thể tồn tại trong hàng chục năm.

Tảng băng có thể bị đẩy ra vùng biển phía Bắc, xa khỏi bờ biển Nam Cực. Trong trường hợp này, nó sẽ bị theo dõi bởi vệ tinh do Trung tâm băng tảng quốc gia Hoa Kỳ cung cấp, tránh nguy cơ va phải tàu thuyền.

Lộ trình di chuyển của băng trôi thực chất quan trọng với khoa học hơn bạn tưởng. Không chỉ vì an toàn tàu biển, mà còn do băng sẽ giải phóng nước ngọt và vi sinh vật vào đại dương trong quá trình di chuyển. Điều này làm thay đổi thành phần hóa học trong nước, gây ảnh hưởng đến cả dòng chảy lẫn đời sống sinh học của cả khu vực.

Theo Sue Cook, tảng băng lớn nhất được theo dõi từ trước đến nay mang số hiệu B-15. Nó tách ra từ Nam Cực vào năm 2000, và đến nay một số mảnh của nó vẫn còn tồn tại gần đảo Nam Georgia và phía ngoài khơi New Zealand.

Lý do B-15 tồn tại được lâu như vậy là nhờ kích cỡ quá "khủng" của nó - dài 295km, rộng 37km. Còn tảng băng lần này có chiều dài và rộng chỉ hơn 1km, nên có lẽ "tuổi thọ" của nó không quá cao. Theo quan sát của Cook, dòng biển đang cuốn tảng băng trôi dần xung quanh. Khi di chuyển, hình dáng hoàn hảo ấy sẽ sớm biến mất.

Tuy nhiên, câu chuyện không chỉ có vậy. Cook cho biết, tảng băng này tuy nhỏ nhưng ẩn sau nó là một vấn đề lớn hơn. Vào tháng 7/2017, thềm băng vĩnh cửu Larsen C gần đó đã mất đi một lượng lớn băng, khiến khu vực này hiện có quy mô nhỏ nhất trong lịch sử con quan sát cảu con người.

Tại Nam Cực, tần suất tạo ra băng trôi đang tăng lên, nên khả năng chúng ta được nhìn thấy một tảng băng hình chữ nhật khác là không nhỏ. Chỉ có điều, nhìn thấy càng nhiều thì câu chuyện lại càng trở nên tồi tệ hơn.

Cập nhật: 31/10/2018 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video