Chuyên gia chỉ ra 5 sai lầm khi sơ cứu người bị rắn độc cắn

Việc cố gắng hút nọc độc của rắn, gây điện giật hay sử dụng "hòn đá chữa rắn cắn"... đều không mang lại hiệu quả, thậm chí làm chậm trễ thời gian cứu nạn nhân.

Mùa hè là thời điểm thời tiết thuận lợi để rắn sinh nở. Cùng với đó, số người bị rắn cắn cũng gia tăng. Điều đáng nói, nhiều ca vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch do không điều trị đúng cách, nghe theo thầy lang hoặc áp dụng cách dân gian.


Chăm sóc cho bệnh nhân bị rắn cắn tại Trung tâm Chống độc.

ThS. Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai (Hà Nội), cho biết, trong vòng vài tuần trở lại đây, hầu như ngày nào Trung tâm cũng có bệnh nhân bị rắn cắn nhập viện. Hiện tại, Trung tâm đang điều trị cho 6 ca bị rắn độc cắn. Có những trường hợp làm nghề bắt rắn chuyên nghiệp cũng không tránh khỏi bị rắn cắn.

Nhiễm độc do rắn độc cắn là mức độ nguy hiểm xếp hàng thứ 5 trong các ngộ độc được đưa đến TT Chống độc. Vì vậy cần có biện pháp phòng, chữa kịp thời các nạn nhân bị rắn độc cắn.

BS Nguyên khuyến cáo, hiện Việt Nam có rất nhiều loại rắn độc và mỗi loại lại có cơ chế gây độc khác nhau nên tùy theo loại rắn độc mà chúng tay có biện pháp sơ cứu cũng như hướng điều trị khác nhau.

Mục đích của việc sơ cứu khi bị rắn cắn là để nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn. Vì thế, bác sĩ Nguyên khuyến cáo người dân không sử dụng các biện pháp sơ cứu sau:

  1. Cố gắng hút nọc độc của rắn.
  2. Chích, rạch, châm, chọc tại vùng vết cắn.
  3. Gây điện giật, chườm đá, sử dụng "hòn đá chữa rắn cắn".
  4. Sử dụng các loại thuốc dân gian, cổ truyền, chữa bằng mẹo.
  5. Cố gắng bắt hoặc giết rắn...

Tất cả biện pháp trên đều không mang lại hiệu quả mong muốn và chưa có cơ sở khoa học chứng minh.

"Sau khi bị rắn độc cắn, người nhà cần nhanh chóng sơ cứu đúng cách với mục đích làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn, sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có điều kiện điều trị thực sự (ví dụ cấp cứu hô hấp, tim mạch tốt hoặc có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu) để được xử lý kịp thời" - BS Nguyên nói.


Vết cắn của rắn lục đuôi đỏ trên tay một bệnh nhi.

Sơ cứu đúng cách

  • Động viên bệnh nhân yên tâm, đỡ lo lắng.
  • Không để bệnh nhân tự đi lại; bất động chân, tay bị rắn cắn bằng nẹp (vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn).
  • Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường.
  • Vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động.
  • Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay...).

Các biện pháp giúp giảm nguy cơ bị rắn cắn

  • Biết về loại rắn trong vùng, biết khu vực rắn thích sống hoặc ẩn nấp.
  • Đặc biệt cảnh giác với rắn sau mưa.
  • Cố gắng đi ủng, giày cao cổ và mặc quần dài.
  • Không nằm ngủ trực tiếp trên nền đất.
  • Không để trẻ em chơi gần khu vực có rắn...

Bị rắn độc cắn, sơ cấp cứu thế nào?

Cập nhật: 04/05/2017 Theo congly
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video